Với giải Luyện tập 1 trang 127 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
Luyện tập 1 trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy sắp xếp các văn bản pháp luật dưới đây ở mỗi lĩnh vực theo thứ tự từ cao xuống thấp:
a) Luật Bảo vệ môi trường, Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
b) Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Luật giao thông đường bộ.
c) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Lời giải:
a) Hiến pháp => Luật Bảo vệ môi trường => Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
b) Hiến pháp => Luật giao thông đường bộ => Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
c) Hiến pháp => Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục => Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án đúng là: A
Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.
Câu 2. Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?
A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật.
C. Ngành luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.
Câu 3. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định được gọi là gì?
A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật.
C. Ngành luật.
D. Nghị quyết.
Đáp án đúng là: A
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Luyện tập 2 trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10: Xử lý tình huống:
Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam