SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20 (Cánh diều): Hệ thống pháp luật Việt Nam

2.5 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Bài tập 1 trang 124 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát các hình ảnh văn bản pháp luật dưới đây và sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20 (Cánh diều): Hệ thống pháp luật Việt Nam  (ảnh 1)

Trả lời:

- Sắp xếp từ cao xuống thấp:

Vị trí cao nhất - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vị trí thứ 2 - Các bộ luật: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động

Vị trí thứ 3: Các luật: Luật giáo dục, Luật Doanh nghiệp, Luật bảo vệ môi trường, Luật giao thông đường bộ.

Vị trí thứ 4: Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP….

Bài tập 2 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật hay ngành luật?

1/ Chương II Luật Hôn nhân và gia đình gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội về kết hôn, gồm điều kiện kết hôn, những trường hợp cấm kết hôn, đăng kí kết hôn, huỷ việc kết hôn trái pháp luật, xử lí vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn, cản trở việc kết hôn đúng pháp luật,...

2/ Khoản 2, Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3/ Luật Môi trường bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể (cá nhân, cơ quan, tổ chức Nhà nước) trong quá trình sử dụng, khai thác, giữ gìn và bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và trong cuộc sống ở gia đình, khu dân cư, cộng đồng và trong xã hội.

Trả lời:

- Quy phạm pháp luật: Khoản 2, Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015

Chế định pháp luật: Chương II Luật Hôn nhân và gia đình

- Ngành luật: Luật Môi trường

Bài tập 3 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10Nội dung nào dưới đây không phải là ngành luật?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Luật Hôn nhân và gia đình.

B. Quy định về Bảo vệ di sản văn hoá.

C. Luật Kinh tế.

D. Luật Tố tụng Dân sự. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 4 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào dưới đây là quy phạm pháp luật?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành.

B. Quy tắc xử sự áp dụng trong quan hệ giữa mọi người.

C. Quy tắc xử sự để đảm bảo an toàn cuộc sống.

D. Quy tắc xử sự được áp dụng riêng trong một cơ quan, tổ chức.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 5 trang 125 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy sắp xếp các văn bản pháp luật dưới đây ở mỗi lĩnh vực theo thứ tự từ cao xuống thấp:

a) Luật Di sản văn hoá; Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ. 

b) Luật Di sản văn hoá; Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo.

c) Hiến pháp; Nghị định của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoá đơn; Luật Quản lý thuế.

Trả lời:

a) Hiến pháp => Luật Di sản văn hóa => Nghị định của chính phủ

b) Hiến pháp => Luật Di sản văn hóa => Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo.

c) Hiến pháp => Luật quản lí thuế => Nghị định của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoá đơn.

Bài tập 6 trang 126 SBT Kinh tế pháp luật 10: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Luật Phòng, chống ma tuý.

B. Luật Bình đẳng giới.

C. Nội quy công viên.

D. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 7 trang 126 SBT Kinh tế pháp luật 10Hãy sắp xếp các điều khoản sau đây của từng lĩnh vực: Bảo vệ môi trường và Giáo dục, theo thứ tự từ cao xuống thấp và giải thích vì sao.

1/ Lĩnh vực Bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (trích): Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải, không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

Hiến pháp năm 2013 (trích): Điều 43. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường (trích): Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lí, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gây ô nhiễm môi trường.

c) Phạt tiền từ 3 000 000 đồng đến 5 000 000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này.

2/ Lĩnh vực Giáo dục

Luật Giáo dục năm 2019 (trích)

Điều 82. Nhiệm vụ của người học

1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

Điều 83. Quyền của người học

1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập, được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định. 

6. Hiến pháp năm 2013 (trích)

Điều 39. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Trả lời:

- Sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp

+ 1/ Lĩnh vực Bảo vệ môi trường: Hiến pháp => Luật Bảo vệ môi trường năm 2019 => Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường

+ 2/ Lĩnh vực giáo dục: Hiến pháp => Luật giáo dục

Giải thích: Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là văn bản quy định có quyền hạn cao nhất.

Bài tập 8 trang 127 SBT Kinh tế pháp luật 10: Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1 000 000 đồng đến 1 500 000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500 000 đồng đến 1 000 000 đồng.

Theo em, việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X d dã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.

Bài tập 9 trang 127 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128, quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trong đó quy định không hạn chế việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Tuy vậy, ở một số nơi Uỷ ban nhân dân xã vẫn tự ban hành quy định cách li 3 - 5 ngày đối với người từ các địa phương khác về quê trong dịp Tết, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.

Theo em, việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Việc quy định như trên của một số Uỷ ban nhân dân xã không có phù hợp với trình tự của hệ thống văn bản pháp luật vì Uỷ ban nhân dân xã đang làm trái với Nghị quyết của Chính phủ đề ra.

Bài tập 10 trang 127 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy kể tên một số văn bản pháp luật mà em biết.

Trả lời:

- Một số văn bản pháp luật mà em biết:

+ Công văn 4920/BYT-KHTC 2022 thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR.Thông tư 09/2022/TT-BYT quy định mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế công lập.

+ Công văn 2680/SGDĐT-CTTT-KHCN Hà Nội bảo đảm công tác y tế trường học; phòng chống tai nạn thương tích.

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường

SBT KTPL 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

SBT KTPL 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội

SBT KTPL 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

1. Hệ thống cấu trúc pháp luật

- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

- Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm: các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.

Quy phạm pháp luật:

+ Là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

+ Là đơn vị nhỏ nhất và là đơn vị cơ sở, nền tảng của hệ thống pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, thưởng tương ứng với một điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật.

- Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Ngành luật

+ Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như quan hệ kết hôn, li hôn, quan hệ giữa cha, mẹ và con,...

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm các ngành luật chính sau: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Môi trường, Luật Đất đai,...

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam | Kinh tế Pháp luật 10

Một số bộ luật ở Việt Nam hiện nay

2. Hệ thống văn bản pháp luật

- Hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) là hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật.

- Hệ thống văn bản pháp luật tuân theo thứ bậc, trong đó văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành không được trái với Hiến pháp, tạo nên sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

- Văn bản pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự mang tính bắt | buộc chung, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta hiện nay gồm:

+ Hiến pháp;

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam | Kinh tế Pháp luật 10

Hiến Pháp là bộ luật cơ bản của đất nước

+ Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;

+ Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

+ Nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tỉnh giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

+ Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,

+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

+ Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt.

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);

+ Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);

+ Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Đánh giá

0

0 đánh giá