Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 (Cánh diều) Bài mở đầu : Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

11 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 1 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

Video giải KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên - Cánh diều

Mở đầu trang 4 KHTN lớp 7: Nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loài cây chẳng hạn như cây đỗ (đậu) phát tán hạt của chúng vào không khí, hạt rơi xuống đất và nảy mầm thành cây con. Ở mặt đất, các hạt đỗ có thể nằm nghiêng, nằm ngang hoặc nằm ngửa (hình 1). Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?

Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần thực hiện một số hoạt động khoa học theo một tiến trình được gọi là tiến trình tìm hiểu tự nhiên. Vậy tiến trình này được thực hiện như thế nào?

 (ảnh 2)

Trả lời:

- Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó

- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên:

Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu

Bước 2: Xây dựng giả thuyết

Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.

Ở bước này, em phải:

   + Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm

   + Lập phương án thí nghiệm

   + Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập

Bước 4: Phân tích kết quả

   + Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ…

   + Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận. Giả thiết được chấp nhận hay bị bác bỏ

Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:

   + Tên báo cáo

   + Tên người thực hiện

   + Mục đích

   + Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

   + Kết quả và thảo luận

   + Kết luận

1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Luyện tập 1 trang 6 KHTN lớp 7: Em hãy viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên (được trình bày ở trên)

Phương pháp giải:

Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:

   + Tên báo cáo

   + Tên người thực hiện

   + Mục đích

   + Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

   + Kết quả và thảo luận

   + Kết luận

Trả lời:

- Tên báo cáo: Tìm hiểu về sự nảy mầm của hạt đỗ

- Tên người thực hiện: Nguyễn Ngọc Ly

- Mục đích: Nghiên cứu vấn đề: Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?

- Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp: 

Mẫu vật: gồm 45 hạt đỗ có hình dạng, kích thước gần như nhau

Dụng cụ thí nghiệm: 3 khay chứa cùng lượng đất ẩm

Phương pháp:

   + Ngâm nước 45 hạt đỗ khoảng 10 giờ

   + Đặt vào mỗi khay chứa đất ẩm 15 hạt đỗ và chia thành 3 hàng: 5 hạt nằm ngang, 5 hạt nằm nghiêng, 5 hạt nằm ngửa

   + Đặt 3 khay đất ở nơi có cùng các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng mặt trời,…và giữ ẩm cho đất như nhau

   + Hằng ngày, theo dõi sự nảy mầm và ghi số hạt đã nảy mầm vào 1 giờ nhất định

- Kết quả và thảo luận: Số hạt nảy mầm ứng với ba kiểu nằm của hạt

 (ảnh 1)

- Kết luận: Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó

Luyện tập 2 trang 6 KHTN lớp 7: Để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non, một nhóm học sinh làm thí nghiệm sau: Trồng 10 hạt đỗ giống nhau vào 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau. Để 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời. Giữ ấm đất.

Khi cây mọc, đo chiều cao của cây mỗi ngày.

Kết quả thí nghiệm đã khẳng định giả thuyết họ đặt ra là đúng: cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời

a) Thí nghiệm này thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh?

b) Thảo luận với bạn để đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này.

Trả lời:

a) Thí nghiệm này thuộc bước Kiểm tra giả thuyết và Phân tích kết quả trong tiến trình nghiên cứu khoa học.

b) Tiến trình nghiên cứu khoa học:

Bước 1. Quan sát đặt câu hỏi

Ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non?

Bước 2. Xây dựng giả thuyết

- Dự đoán, giải thuyết cho câu hỏi:  cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

Bước 3. Kiểm tra giả thuyết

- Chuẩn bị mẫu vật

- Dụng cụ thí nghiệm

- Thiết kế - và thực hiện thí nghiệm

- Theo dõi và ghi chép các thông số thí nghiệm hàng ngày.

Bước 4. Kiểm tra giả thuyết

- Dựa vào các số liệu thu được ở bước kiểm tra giả thuyết -> tính toán và rút ra kết luận.

Kết quả thí nghiệm đã khẳng định giả thuyết họ đặt ra là đúng: cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

2. Các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên

Câu hỏi trang 7 KHTN lớp 7: Em đã dùng các kĩ năng nào ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần 1

Phương pháp giải:

Các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên:

   + Quan sát

   + Phân loại

   + Liên hệ

   + Đo

   + Dự đoán

Trả lời:

- Trong tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ:

   + Quan sát: thấy rằng kiểu nằm của các hạt trên mặt đất là khác nhau

   + Phân loại: thành các nhóm là nằm nghiêng, nằm ngang hoặc nằm ngửa

   + Liên hệ: với hiểu biết của mình, đặt ra câu hỏi: Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của nó hay không

   + Dự đoán: các hạt nằm ngửa không nảy mầm được

   + Đo: khi tiến hành thí nghiệm, phải đo kích thước khay, lượng đất, lượng nước tưới

Vận dụng 1 trang 7 KHTN lớp 7: Làm thí nghiệm trồng 10 hạt đỗ vào 10 chậu đất như mô tả ở phần 1

Trong thí nghiệm này, em đã sử dụng các kĩ năng tiến trình như thế nào?

Trả lời:

Kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non

   + Quan sát

   + Phân loại

   + Liên hệ

   + Đo

   + Dự đoán

3. Một số dụng cụ đo

Vận dụng 2 trang 9 KHTN lớp 7: Dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian một xe có tấm chắn sáng đi được một quãng đường xác định, ở phòng thực hành của trường em

Phương pháp giải:

 (ảnh 1)

Trả lời:

- Cách đo như sau:

   + Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B

   + Cắm đầu nối dây của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu nối dây của cổng quang điện 2 vào ổ B của đồng hồ đo thời gian hiện số

   + Nhấn nút K để chọn kiểu hoạt đột là A-B

   + Cho xe có gắn tấm chắn sáng chuyển động

   + Đọc số chỉ thời gian xe đi từ cổng quang điện 1 đến cổng quang điện 2 ở ô hiển thị thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số

Lý thuyết KHTN 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên

I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

- Tìm hiểu tự nhiên là tìm bằng chứng để giải thích, chứng minh một sự vật, hiện tượng.

- Tiến trình của tìm hiểu tự nhiên:

Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu.

Bước 2: Xây dựng giả thuyết

Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra một số dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời câu hỏi ở bước 1.

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.

Ở bước này, em phải:

+ Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm

+ Lập phương án thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập.

Bước 4: Phân tích kết quả

- Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ, …

- Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ.

Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để diễn đạt quá trình và kết quả tìm hiểu tự nhiên.

Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:

+ Tên báo cáo.

+ Tên người thực hiện.

+ Mục đích.

+ Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp.

+ Kết quả và thảo luận

+ Kết luận.

II. Các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên

- Quan sát: Sử dụng các giác quan để thu thập thông tin sự vật và hiện tượng.

Ví dụ: Bằng mắt (thị giác), thấy được quả chuối chín có màu vàng, bằng mũi (khứu giác), ngửi được mùi thức ăn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Phân loại: Phân nhóm hoặc sắp xếp các sự vật, hiện tượng thành các loại dựa trên thuộc tính hoặc tiêu chí.

Ví dụ: Xếp các loại hoa cùng loại vào cùng một nhóm.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Liên hệ (liên kết): Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ nhất định.

Ví dụ: Thấy hoa trong lọ bắt đầu rụng cánh, liên hệ với kiến thức thực tế đã có về hoa, biết là hoa sắp tàn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Đo: Sử dụng dụng cụ đo như thước, cân, đồng hồ, nhiệt kế,… để mô tả các kích thước của một vật

Ví dụ: Dùng thước để đo chiều dài của bút chì bằng đơn vị centimet.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Dự đoán (dự báo): Nêu kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên một mẫu bằng chứng.

Ví dụ: Dựa trên biểu đồ về sự phát triển của cây trong tuần trước, dự đoán chiều cao của cây trong hai tuần tiếp theo.

Lưu ý: Tùy theo yêu cầu và mục đích của tiến trình tìm hiểu một vấn đề cụ thể mà các kĩ năng ở trên được sử dụng một cách thích hợp.

III. Một số dụng cụ đo

1. Đồng hồ đo thời gian hiện số

- Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,001 s.

- Phạm vi đo: 0,001 s – 9999 s.

- Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng công tắc hoặc cổng quang điện.

- Mặt trước của đồng hồ hiện số:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Mặt sau của đồng hồ hiện số:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

2. Cổng quang điện

Cấu tạo: Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu (P) và một bộ phận thu tín hiệu (T) từ bộ phận phát chiếu sang.

Nguyên lí hoạt động: Khi có vật chắn chùm tín hiệu từ bộ phận phát sang bộ phận thu tín hiệu, cổng quang điện sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn vào đồng hồ đo thời gian, điều khiển đồng hồ hoạt động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

3. Cách dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian vật đi giữa hai vị trí xác định A và B

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

Nguyên lí đo: Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồng hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2.

Cách đo:

+ Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B.

+ Cắm đầu nối dây của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu nối dây của cổng quang điện 2 vào ổ B của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Nguyên tử

Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài tập Chủ đề 1, 2

Đánh giá

0

0 đánh giá