Dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian một xe có tấm chắn sáng

9.1 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 1 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

Vận dụng 2 trang 9 KHTN lớp 7: Dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian một xe có tấm chắn sáng đi được một quãng đường xác định, ở phòng thực hành của trường em

Phương pháp giải:

 (ảnh 1)

Trả lời:

- Cách đo như sau:

   + Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B

   + Cắm đầu nối dây của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu nối dây của cổng quang điện 2 vào ổ B của đồng hồ đo thời gian hiện số

   + Nhấn nút K để chọn kiểu hoạt đột là A-B

   + Cho xe có gắn tấm chắn sáng chuyển động

   + Đọc số chỉ thời gian xe đi từ cổng quang điện 1 đến cổng quang điện 2 ở ô hiển thị thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số

Lý thuyết Một số dụng cụ đo

1. Đồng hồ đo thời gian hiện số

- Đồng hồ đo thời gian hiện số là loại dụng cụ đo thời gian có độ chính xác cao, có độ chia nhỏ nhất 0,001 s.

- Phạm vi đo: 0,001 s – 9999 s.

- Đồng hồ đo thời gian hiện số có thể hoạt động như một đồng hồ bấm giây, được điều khiển bằng công tắc hoặc cổng quang điện.

- Mặt trước của đồng hồ hiện số:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

- Mặt sau của đồng hồ hiện số:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

2. Cổng quang điện

Cấu tạo: Cổng quang điện gồm một bộ phận phát tín hiệu (P) và một bộ phận thu tín hiệu (T) từ bộ phận phát chiếu sang.

Nguyên lí hoạt động: Khi có vật chắn chùm tín hiệu từ bộ phận phát sang bộ phận thu tín hiệu, cổng quang điện sẽ phát ra tín hiệu truyền theo dây dẫn vào đồng hồ đo thời gian, điều khiển đồng hồ hoạt động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

3. Cách dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian vật đi giữa hai vị trí xác định A và B

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên - Cánh diều (ảnh 1)

Nguyên lí đo: Khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 1, đồng hồ đo thời gian hiện số bắt đầu đo. Đồng hồ ngừng đo khi cạnh trước của tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tín hiệu ở cổng quang điện 2.

Cách đo:

+ Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A, cổng quang điện 2 ở vị trí B.

+ Cắm đầu nối dây của cổng quang điện 1 vào ổ A, đầu nối dây của cổng quang điện 2 vào ổ B của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 4 KHTN lớp 7: Nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loài cây chẳng hạn như cây đỗ (đậu) phát tán hạt của chúng vào không khí, hạt rơi xuống đất và nảy mầm thành cây con. Ở mặt đất, các hạt đỗ có thể nằm nghiêng, nằm ngang hoặc nằm ngửa (hình 1). Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?...

Luyện tập 1 trang 6 KHTN lớp 7: Em hãy viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên (được trình bày ở trên)...

Luyện tập 2 trang 6 KHTN lớp 7: Để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non, một nhóm học sinh làm thí nghiệm sau: Trồng 10 hạt đỗ giống nhau vào 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau. Để 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời. Giữ ấm đất....

Câu hỏi trang 7 KHTN lớp 7: Em đã dùng các kĩ năng nào ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần 1...

Vận dụng 1 trang 7 KHTN lớp 7: Làm thí nghiệm trồng 10 hạt đỗ vào 10 chậu đất như mô tả ở phần 1...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu : Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

Bài 1: Nguyên tử

Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài tập Chủ đề 1, 2

Đánh giá

0

0 đánh giá