Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CO3

759

Với giải Luyện tập 5 trang 65 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Muối giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 12: Muối

Luyện tập 5 trang 65 KHTN lớp 8: Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CO3.

b) Nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch AgNO3.

Giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có).

Trả lời:

a) Hiện tượng: có khí thoát ra.

Giải thích: H2SO4 loãng tác dụng với Na2CO3 sinh ra khí CO2 theo phương trình hoá học: H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O.

b) Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: HCl tác dụng với AgNO3 sinh ra kết tủa trắng là AgCl theo phương trình hoá học: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3.

Lý thuyết Tính chất hoá học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + Cu → Cu(NO3)2 + Fe

2. Tác dụng với acid

Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với base

Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

4. Tác dụng với muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

Đánh giá

0

0 đánh giá