Chuẩn bị ● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, miếng bìa màu trắng

314

Với giải Thực hành 1 trang 64 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Muối giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 12: Muối

Thực hành 1 trang 64 KHTN lớp 8:

Chuẩn bị

 Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, miếng bìa màu trắng.

 Hoá chất: Mẩu dây đồng, dung dịch AgNO3.

Tiến hành

 Cho mẩu dây đồng (dài khoảng 2 cm) vào ống nghiệm, thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch AgNO3. Đặt miếng bìa trắng sau ống nghiệm.

 Mô tả các hiện tượng xảy ra.

 Bề mặt sợi dây đồng và màu dung dịch trong ống nghiệm thay đổi như thế nào? Giải thích.

Trả lời:

- Hiện tượng: Mẩu dây đồng tan dần, có lớp kim loại trắng bạc bám ngoài dây đồng, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.

- Bề mặt sợi dây đồng có lớp kim loại trắng bạc, dung dịch trong ống nghiệm đậm màu dần. Do dung dịch AgNO3 đã phản ứng với kim loại Cu theo phương trình hoá học sau:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag↓.

Dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh.

Lý thuyết Tính chất hoá học của muối

1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + Cu → Cu(NO3)2 + Fe

2. Tác dụng với acid

Muối có thể tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới.

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với base

Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

4. Tác dụng với muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

Đánh giá

0

0 đánh giá