Trong tự nhiên, các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do

401

Với giải Bài 10.8 trang 29 SBT Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Quy tắc octet giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 10: Quy tắc octet

Bài 10.8 trang 29 SBT Hóa học 10: Trong tự nhiên, các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử tự do. Các nguyên tử của khí hiếm không liên kết với nhau tạo thành phân tử và rất khó liên kết với các nguyên tử của các nguyên tố khác. Ngược lại nguyên tử các nguyên tố khác lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể. Giải thích.

Lời giải:

- Nguyên tử khí hiếm đều có cấu hình electron bão hòa là ns2np6 (trừ helium có cấu hình 1s2) làm cho nguyên tử khí hiếm rất bền vững nên các nguyên tử khí hiếm khó tham gia phản ứng hóa học. Trong tự nhiên, các khí hiếm đều tồn tại ở trạng thái nguyên tử (hay còn gọi là phân tử một nguyên tử) tự do, bền vững (nên còn gọi là các khí trơ).

- Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng liên kết với nhau để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm, ví dụ: H2, Cl2, HCl, CO2, … hay tự tập hợp lại thành các khối tinh thể, ví dụ: tinh thể NaCl, …

Đánh giá

0

0 đánh giá