Giải SGK Toán lớp 4 trang 15, 16 Bài 4: Số chẵn, số lẻ | Chân trời sáng tạo

7.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 4 trang 15, 16 Bài 4: Số chẵn, số lẻ chi tiết sách Toán 4 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 4. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 4 trang 15, 16 Bài 4: Số chẵn, số lẻ

Video bài giải Toán lớp 4 trang 15, 16 Bài 4: Số chẵn, số lẻ - Chân trời sáng tạo

Toán lớp 4 trang 15 Thực hành

Giải Toán lớp 4 trang 15 Tập 1

Toán lớp 4 trang 15 Thực hành 1: Tìm các số chẵn, số lẻ rồi nói theo mẫu.

Mẫu: 154 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 4.

154; 26; 447; 1 358; 69; 500; 86 053.

Lời giải:

Số chẵn gồm các số: 154; 26; 1 358; 500.

Số lẻ gồm các số: 447; 69; 86 053.

Em nói như sau:

26 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 6.

1 358 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 8.

500 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 0.

447 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 7.

69 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 9.

86 053 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 3.

Toán lớp 4 trang 15 Thực hành 2: a) Viết ba số chẵn, ba số lẻ.

b) Dùng cả bốn thẻ số sau ghép thành số lẻ lớn nhất.

Toán lớp 4 trang 15 Bài 4: Số chẵn, số lẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

a) Em viết ba số chẵn, ba số lẻ bất kì.

Ba số chẵn: 200; 316; 998.

Ba số lẻ: 201; 415; 817.

b) Dùng cả bốn thẻ số 2; 7; 5; 8 ghép thành số lẻ lớn nhất như sau:

Vì là số lẻ lớn nhất nên số tận cùng là 7.

Số hàng nghìn là số 8 (lớn nhất).

còn lại số 2 và 5 thì số 5 hàng trăm, số 2 hàng chục để tạo được số lớn nhất.

Như vậy số tạo được là: 8 527.

Toán lớp 4 trang 15, 16 Luyện tập

Toán lớp 4 trang 15 Bài 1: Quan sát bảng các số từ 1 đến 100.

Mỗi số bị che là số chẵn hay số lẻ?

Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số lẻ, bao nhiêu số chẵn?

Toán lớp 4 trang 15 Bài 4: Số chẵn, số lẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Các số bị che là số chẵn, số lẻ như sau:

Toán lớp 4 trang 15 Bài 4: Số chẵn, số lẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Từ 1 đến 100 có 50 số lẻ, 50 số chẵn.

Giải Toán lớp 4 trang 16 Tập 1

Toán lớp 4 trang 16 Bài 2: a) Thực hiện các phép chia sau rồi xác định các phép chia hết, các phép chia có dư.

10 : 2 22 : 2 14 : 2 36 : 2 58 : 2
11 : 2 13 : 2 25 : 2 17 : 2 29 : 2

b) Các số chia hết cho 2 có tận cùng là chữ số nào?

Các số không chia hết cho 2 có tận cùng là chữ số nào?

Lời giải:

a) Em thực hiện phép chia và điền kết quả như sau:

10 : 2 = 5 22 : 2 = 10 14 : 2 = 7 36 : 2 = 18 58 : 2 = 29
11 : 2 = 5 dư 1 13 : 2 = 6 dư 1 25 : 2 = 12 dư 1 17 : 2 = 8 dư 1 29 : 2 = 14 dư 1

b) Các số chia hết cho 2 có tận cùng là chữ số chẵn.

Các số không chia hết cho 2 có tận cùng là chữ số lẻ.

Toán lớp 4 trang 16 Bài 3: Tìm các số chia hết cho 2 trong các số sau:

71; 106; 8; 32; 4 085; 98 130; 619; 2 734.

Lời giải:

Các số chia hết cho 2 có tận cùng là chữ số chẵn nên các số đó là:

106; 8; 32; 98 130; 2 734.

Toán lớp 4 trang 16 Bài 4: Một nhóm bạn được chia đều thành hai đội. Số bạn của nhóm đó là số chẵn hay số lẻ? Tại sao?

Lời giải:

Một nhóm bạn được chia đều thành hai đội. Số bạn của nhóm đó là số chẵn.

Vì cụm từ “chia đều thành hai đội” tức là chia hết cho 2. Số chia hết cho 2 lá số chẵn.

Toán lớp 4 trang 16 Vui học: Số?

Người ta đánh số nhà ở đường phố như sau: một bên là số chẵn, một bên là số lẻ. Từ đầu đường đến cuối đường, các số nhà được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

Toán lớp 4 trang 15 Bài 4: Số chẵn, số lẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Toán lớp 4 trang 15 Bài 4: Số chẵn, số lẻ - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Toán lớp 4 trang 16 Hoạt động thực tế: Nếu có dịp, em hãy quan sát các biển số nhà trên đường phố. Từ đầu đường đến cuối đường, các nhà mang số chẵn ở bên phải hay bên trái em?

Lời giải:

Em tự thực hành quan sát nơi em sống và trả lời.

Em tham khảo câu trả lời dưới đây:

Em quan sát thấy ở đường phố gần nhà em, các nhà mang số chẵn ở bên phải em.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Ôn tập phép nhân, phép chia

Bài 4: Số chẵn, số lẻ

Bài 5: Em làm được những gì trang 17

Bài 6: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị

Bài 7: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo)

Đánh giá

0

0 đánh giá