Giáo án Bản đồ dẫn đường (Kết nối tri thức) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8: Bản đồ dẫn đường sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

ĐỌC VĂN BẢN 1: BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG

                                                                   (Đa – ni en Gót – li - ép)

1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề:

       a. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.

       b. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 

       c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

       d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm cần đạt

B1.Giao nhiệm vụ:

    GV nêu nhiệm vụ: 

Giáo án Bản đồ dẫn đường (Kết nối tri thức) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 1)


Các em quan sát bản đồ và vai trò của nó đối với du khách lẩn đầu tiên đến một nơi xa lạ (thành phố).

Vỉ sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?

Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường' hay đã có “con đường" do ai đó vạch sẵn?

B2.Thực hiện nhiệm vụ: 

    – HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.

    – Lưu ý, có thể nhắc lại trải nghiệm mới nhất mà các em vừa trải qua.

B3.Báo cáo, thảo luận: 

     Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích. GV động viên các em phát biểu một cách tự nhiên, chân thật.

B4.Kết luận, nhận định:

Khi lần đầu tiên có mặt ở một miến đất lạ, tấm bản đổ có tác dụng chỉ đường, giúp ta đến được nơi cần đến. 

Liên hệ thêm: Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ, chúng ta có thể tìm đường đi trên Google map - một ững dụng tìm địa chỉ trên điện thoại thông minh.

 Con đường được nói đến ở đầy không còn mang nghĩa gốc, mà là nghĩa bóng, nghĩa chuyển. 

  GV khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới. 


Câu trả lời của mỗi cá nhân HS (tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của bản thân). 

2. Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới:

       a. Mục tiêu: 

  - HS nhận biết được rằng: Trong cuộc sống, mỗi người tự lựa chọn con đường của mình nhằm đạt mục đích đã xác định..

- Học sinh hiểu được đặc điểm của một văn bản nghị luận, các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. Mối quan hệ giữa các yếu tố này.

 - HS nắm được cách tổ chức một văn bản nghị luận;.

       b. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

       c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập. 

       d. Tổ chức thực hiện:

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản “Bản đồ dẫn đường ”.

 b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về tác giả và tác phẩm như: PTBĐ, vấn đề, bố cục… 

c.  Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về văn bản.

d.Tổ chức thực hiện hoạt động:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm 

NV1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

  - Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin giới thiệu về TG Đa – ni -en Gót – li  -ép. (HS đã chuẩn bị ở nhà).

B2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.

B3: Báo cáo, thảo luận

  • Học sinh làm việc cá nhân

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục tiếp theo.

- GV nhận xét, chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau: Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tác giả

- Đa – ni en Gót – li – ép sinh năm 1946. Người Mĩ.

- Nhà tâm lí học thực hành, Bác sĩ điều trị tâm lí đồng thời là chuyên gia sức khỏe tâm thần.

- Một số TP tiêu biểu: Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam (2008), Học từ trái tim (2008)




2. Tác phẩm.

Văn bản trích Bản đồ dẫn đường trích từ cuốn sách “Những bức thư gửi cháu Sam”.



II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

a. Mục tiêu: HS biết cách đọc và tìm hiểu nghĩa của một số từ trong phần chú thích; nắm được phương thức biểu đạt chính, bố cục, vấn đề chính của VB

b. Nội dung hoạt động

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động.

(1) HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

GV hướng dẫn cách đọc: đọc to, rõ ràng, nhấn mạnh chú ý âm lượng, tốc độ, sự biểu cảm khi đọc...

- GV đọc mẫu 1 đoạn.

-Gọi 3 HS lần lượt đọc
- GV nhận xét, sửa chữa cách đọc của HS.

- Tìm hiểu chú thích SGK: 

(2) HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM THEO KĨ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN

Giáo án Bản đồ dẫn đường (Kết nối tri thức) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 2)



Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

+ Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

+ Văn bản chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần.

+ Văn bản viết về vấn đề gì? 

HS nhận nhiệm vụ thảo luận nhóm, theo kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi nhóm cá nhân ghi ý kiến riêng của mình (3P)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

+Tổ chức cho HS thảo luận. Mỗi nhóm thống nhất ghi đáp án chung vào ô giữa phiếu.

+ GV quan sát, khích lệ HS.

Câu hỏi tháo gỡ khó khăn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.

+ HS nhận xét lẫn nhau.

Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.

Ngoài phương thức nghị luận là chính, HS có thể thấy VB còn có PTBĐ khác kết hợp như tự sư, biểu cảm.

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

- Đọc 

- Tìm hiểu chú thích và giải thích từ khó ( SGK)





2. Kết cấu:

a. Phương thức biểu đạt: nghị luận. 

b. Bố cục: 3 phần

*Phần 1: Giới thiệu vấn đề "Chúng ta cần phải bước vào bóng tối")

=> Nêu vấn đề nghị luận( kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn). 

*Phần 2: Giải quyết vấn đề:

(Tiếp … đến “chính kinh nghiệm của mình”):

=> Chính tấm bản đồ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống với mọi người và chính bản thân mình. Nó cũng mang ý nghĩa quyết định đối với thành bại của chúng ta trong cuộc sống . 

*Phần 3: Kết thúc vấn đề: Đoạn còn lại => Nhắc lại thông điệp mỗi người cần có riêng cho mình một “tấm bản đồ”.

* Vấn đề: bàn luận về trong cuộc sống, mỗi người lựa chọn con đường của mình nhằm đạt mục đích đã xác định.

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

a.Mục tiêu: 

- HS nhận biết được vấn đề nghị luận và cách nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn

- Nhận thức được trong cuộc sống, mỗi người tự lựa chọn con đường của mình nhằm đạt mục đích đã xác định.

- Hiểu được cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng, nghệ thuật diễn đạt, cách chuyển và liên kết để hướng tới một chủ đề chung của VB nghị luận.

 b.Nội dung: GV sử dụng PP thảo luận nhóm, KT đặt câu hỏi, HS làm việc các nhân, nhóm để tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn.

c.Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thành ở nhà.

d. Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm 

NV1 Tìm hiểu phần giới thiệu vấn đề.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV yêu cầu HS đọc VB trong SGK.

- HS trao đổi theo cặp Phiếu học tập 01,02 đã chuẩn bị trước tại nhà.

1. Vấn đề được bàn trong Bản đồ dẫn đường là gì?

2. Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện cố tính chất ngụ ngôn. 

3. Mục đích kể chuyện của người viết?

Hành động tìm chìa khóa của người đàn ông kì khôi như thế nào?

Sự kì khôi thể hiện như thế nào trong lập luận của ông ta?

4. Mối liên hệ giữa câu chuyện và vấn đề đưa ra để bàn bạc là ở đâu?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi nội dung câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ góp ý.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày cá nhân.

- Các HS khác nhận xét.

B4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

1.Giới thiệu vấn đề

*Bàn luận về trong cuộc sống, mỗi người lựa chọn con đường của mình nhằm đạt mục đích đã xác định.

- Dẫn dắt vấn đề bằng câu chuyện ngụ ngôn

=> Cách giới thiệu vấn đề như vậy khiến người đọc chú ý hơn.







  • Nếu cái “bản đồ” (tức là quan niệm, cách thức hành động mà người ta vạch ra trong đầu) không phù hợp với thực tế đời sống thì sẽ thất bại.





NV2 Tìm hiểu phần giải quyết vấn đề.

a. Mục tiêu: 

- Nhận biết hệ thống lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả dùng để lập luận làm nổi bật ý nghĩa phong phú của hình ảnh “bản đồ”

- Rút ra được bài học về cách dùng dẫn chứng trong văn nghị luận

- Hiểu được tình cảm của tác giả trước vấn đề được bàn bạc, trao đổi.

b. Nội dung hoạt động: HS hoạt động nhôm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 8: Bản đồ dẫn đường.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Tri thức ngữ văn trang 56

Giáo án Bản đồ dẫn đường

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 59

Giáo án Hãy cầm lấy và đọc

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá