Tài liệu tóm tắt Bản đồ dẫn đường môn Ngữ văn lớp 7 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Bản đồ dẫn đường hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 7.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Bản đồ dẫn đường
Bài giảng: Bản đồ dẫn đường - Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Bản đồ dẫn đường - Mẫu 1
Câu chuyện bắt đầu khi trong bức thư của mình, người ông đã quên chìa khóa nhà tại công ty, tuy chìa khoá vốn để cạnh cửa ra vào mà lại tìm ở ngoài đường. Sự kì khôi thể hiện: Ra chỗ sáng sẽ nhìn rõ hơn, mặc dù chỗ sáng chẳng liên quan gì đến chiếc chìa khoá. Chính từ câu chuyện này khiến ông nghĩ tới bản đồ dẫn đường. Nếu cái “bản đồ” (tức là quan niệm, cách thức hành động mà người ta vạch ra trong đầu) không phù hợp với thực tế đời sống thì sẽ thất bại. Tình huống đời sống vốn vô cùng phong phú, nên mỗi người cần có cách suy nghĩ, phán đoán, đánh giá và đưa ra “bản đồ” sao cho phù hợp nhất. Hãy tự vẽ nên tấm bản đồ bằng kinh nghiệm, sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.
Tóm tắt bài Bản đồ dẫn đường - Mẫu 2
Người ông mở đầu bức thư bằng câu chuyện mình đã quên chìa khóa nhà tại công ty và buộc phải tìm chìa khóa dự phòng. Thay vì tìm tại ngay cạnh cửa ra vào, ông lại tìm loanh quanh chỗ đèn đường. Điều đó chợt khiến ông nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường, chúng ta thường tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa trong khi cái chúng ta cần tìm là phải bước vào bóng tối. Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người, không chỉ vậy tấm bản đò còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình, quyết định thành bại của chúng ta trong cuộc sống. Người ông chia sẻ về tấm bản đồ của mình. Khác với quan điểm tiêu cực của bố mẹ ông về cuộc sống này, ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. Bản thân ông tự thấy lúc đó bản đồ của mình rất bế tắc và kể cả sau này tấm bản đồ này vẫn không thay đổi. Suy cho cùng, cách duy nhất để tìm bản đồ khác là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối. Hãy vẽ nên tấm bản đồ bằng chính kinh nghiệm của mình.
Tóm tắt bài Bản đồ dẫn đường - Mẫu 3
Bức thư giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi tự trong sâu thẳm lòng mình.
Tóm tắt bài Bản đồ dẫn đường - Mẫu 4
Người ông bắt đầu câu chuyện trong bức thư của mình khi nhớ rằng đã quên chìa khóa nhà tại công ty và phải tìm chìa khóa dự phòng. Thay vì tìm ở gần cửa, ông lại tìm ở nơi sáng sủa. Điều này khiến ông nghĩ về bản đồ dẫn đường, nơi chúng ta thường tìm câu trả lời trong ánh sáng trong khi chúng ta cần phải bước vào bóng tối. Bản đồ dẫn đường là cách chúng ta nhìn nhận cuộc đời này, bao gồm cả cách chúng ta nhìn nhận về bản thân. Mỗi câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là một nét vẽ trên tấm bản đồ trong tâm trí chúng ta, quyết định thành công hay thất bại trong cuộc sống. Người ông chia sẻ về tấm bản đồ của mình, khác biệt với quan điểm tiêu cực của bố mẹ ông về cuộc sống, ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng mọi người xung quanh. Ông tự nhìn thấy rằng tấm bản đồ của mình rất hạn chế và thậm chí sau này, nó vẫn không thay đổi. Suy cho cùng, cách duy nhất để tìm kiếm bản đồ mới là sẵn lòng khám phá trong bóng tối. Hãy tự vẽ tấm bản đồ bằng chính kinh nghiệm của mình.
Tóm tắt bài Bản đồ dẫn đường - Mẫu 5
Văn bản Bản đồ dẫn đường là lời của người ông nói với người cháu. Người ông đã kể cho cháu nghe về câu chuyện tìm chìa khóa để nhắc cho cháu về sự hiện diện của “tấm bản đồ dẫn đường”. Sau đó, ông giải thích cụ thể hơn về ý nghĩa và vai trò của “tấm bản đồ dẫn đường” đối với cuộc đời của mỗi con người. Và ai cũng nên có một tấm bản đồ riêng của mình, không nên bắt chước hay phụ thuộc theo tấm bản đồ của người khác. Ông cũng chia sẻ cho cháu về những khó khăn khi ông cố gắng tìm kiếm tấm bản đồ của cuộc đời mình. Từ đó, ông đúc rút ra những lời khuyên cho cháu về cách xác định tấm bản đồ dẫn đường.
Tóm tắt bài Bản đồ dẫn đường - Mẫu 6
Câu chuyện xoay quanh về nội dung chính là “tấm bản đồ dẫn đường”. Người ông đã kể cho cháu của mình nghe về câu chuyện một người đi tìm chiếc chìa khóa bị đánh mất. Từ đó đi đến khái niệm “một tấm bản đồ dẫn đường”. Ông kể cho cháu nghe về ý nghĩa của tấm bản đồ với cuộc đời mỗi người. Và cũng kể về những khó khăn khi bản thân ông cố gắng vẽ nên tấm bản đồ đó cho bản thân mình. Bởi ông hiểu rằng, mỗi người sẽ có một tấm bản đồ riêng, không thể dùng lại của người khác. Từ những kinh nghiệm đó, ông đưa ra những lời khuyên hữu ích cho người cháu của mình.
Tóm tắt bài Bản đồ dẫn đường - Mẫu 7
Câu chuyện bắt đầu khi người ông trong bức thư của mình, nhớ lại việc quên chìa khóa nhà tại công ty, và thậm chí tìm kiếm chìa khóa ngoài đường. Sự kỳ lạ được thể hiện: Sự thật sẽ rõ ràng hơn ở nơi sáng sủa, dù nơi sáng sủa đó không liên quan gì đến chìa khóa. Từ câu chuyện này, ông nghĩ đến bản đồ dẫn đường. Nếu 'bản đồ' (nghĩa là quan điểm, cách thức hành động mà chúng ta vẽ trong đầu) không phù hợp với thực tế, thì sẽ thất bại. Cuộc sống là tình huống đa dạng, vì vậy mỗi người cần có cách suy nghĩ, đánh giá và đưa ra 'bản đồ' phù hợp nhất. Hãy tự vẽ tấm bản đồ bằng kinh nghiệm của chính mình, sẵn lòng khám phá trong bóng tối. Nếu có hai cách nhìn khác nhau về cuộc sống và con người - một cách nhìn lạc quan và tin tưởng; một cách nhìn bi quan và thiếu tin tưởng - sẽ dẫn đến hai lựa chọn khác nhau về đường đi trong cuộc sống.
Bố cục Bản đồ dẫn đường
Có thể chia văn bản thành 5 phần:
- Phần một: Từ đầu đến “bước vào bóng tối”: Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn
- Phần hai: Tiếp theo đến “ngoan cường”: Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.
- Phần ba: Tiếp theo đến “ trong cuộc sống”: Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của con người
- Phần bốn: Tiếp theo đến “ý nghĩa cuộc sống là gì”: Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.
- Phần năm: Còn lại: Lời khuyên của ông dành cho cháu.
Nội dung chính Bản đồ dẫn đường
Văn bản là một bức thư giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi tự trong sâu thẳm lòng mình.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Đa-Ni-en Gốt Li ép( 1946)
- Là nhà tâm lý học thực hành, bác sĩ tâm lí gia đình đồng thời là chuyên gia sức khỏe gia đình, người Mỹ
- Tác phẩm chính: Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam(2006), Tiếng nói trong gia đình (2007)….
2. Tác phẩm
Thể loại: Nghị luận xã hội
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Trích từ cuốn sách Những bức thư gửi cháu Sam
Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
Bố cục
- Phần 1: Từ đầu…phải bước vào bóng tối: câu chuyện ngụ ngôn
- Phần 2 : Tiếp theo…bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó: vai trò, khó khăn của việc tìm kiếm bản đồ của người ông
- Phần 3: Còn lại: lời nhắn của ông dành cho cháu
Giá trị nội dung tác phẩm Bản đồ dẫn đường
- Bài học ông giành cho cháu trên con đường tìm lối đi của cuộc đợi mình
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bản đồ dẫn đường
- Mang lại giá trị nhân văn sâu sắc
- Mở đầu bằng câu chuyện có tính chất ngụ ngon
- Ngôn ngữ giản dị, giàu tình cảm