Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 59 (Kết nối tri thức) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 59 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TIẾT:

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT

(BIỆN PHÁP LIÊN KẾT VÀ TỪ NGỮ LIÊN KẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Củng cố lại kiến thức về mạch lạc và liên kết

- Nắm được các biện pháp liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực hợp tác, thảo luận nhóm

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo

* Năng lực đặc thù

- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt

3. Về phẩm chất

- Có ý thức sử dụng các phương tiện liên kết trong bài viết

- Yêu thích môn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.

- Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề

a.Mục tiêu

- Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

- Cùng cố hai khái niệm liên kết và mạch lạc, các biện pháp và phwuong tiện kết thông dụng, liên kết các câu trong đoạn và liên kết các đoạn trong văn bản.

b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

 

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhắc lại thế nào là mạch lạc? Phân tích tính mạch lạc trong đoạn văn sau:

        Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt. Tất cả nhuộm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chốt và dẫn vào bài: Để văn bản có tính mạch lạc cần sử dụng các biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết như thế nào? Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

- Là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản, thể hiện qua:

+ Thống nhất về đề tài

+ Tiếp nối trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn trong văn bản

- Đề tài: Vẽ lên một bức tranh quang cảnh ngày mùa trù phú, đầm ấm, tươi sáng => Quang cảnh ngày mùa tươi sáng

- Trình tự: không gian: cao -> thấp, gần -> xa

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

   a. Mục tiêu: 

- HS nhận biết được rằng: + Phép nối sử dụng từu ngữ nối.

+ Phép thế sử dụng từ ngữ ở câu sau thay thế cho từ ngữ ở câu trước.

 + Phép lặp được tạo nên bằng cách để câu sau lặp lại một số từ ngữ ở câu trước.

   b. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập. 

 d. Tổ chức thực hiện:

I.NỘI DUNG

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhắc lại thế nào liên kết? Mối liên hệ giữa liên kết và mạch lạc?

- Khi liên kết thường sử dụng phương tiện gì?

- Có mấy biện pháp (phép) liên kết, đó là những biện pháp nào?

- Nhận diện các phép liên kết và phương tiện liên kết qua các ngữ liệu sau:

a) Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à.

(Đa-ni-en Gốt-li-ep, Bản đồ dẫn đường)

b) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng, để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác.

(Đa-ni-en Gốt-li-ep, Bản đồ dẫn đường)

c) Cháu biết không, tấm bản đồ đó của ông lúc ấy thật sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. […] Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và ông bền vững.

(Đa-ni-en Gốt-li-ep, Bản đồ dẫn đường)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, chia sẻ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV chốt và mở rộng kiến thức.

1. Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết

- Liên kết là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn hoặc giữa các đoạn trong văn bản.

- Phương tiện liên kết: Từ ngữ

- Các phép liên kết:

  • Phép nối (đoạn a – “Nhưng”

  • Phép thế (đoạn b – “mẹ ông” -> “Bà”)

  • Phép lặp (đoạn c – “ông”)

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 59.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bản đồ dẫn đường

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 59

Giáo án Hãy cầm lấy và đọc

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64

Giáo án Nói với con

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá