Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 (Kết nối tri thức) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 64 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT:

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

THUẬT NGỮ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được thế nào là thuật ngữ; cách xác định nghĩa của thuật ngữ; biết được có những đơn vị khi được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi lại được dùng như một từ ngữ thông thường; biết dựa vào câu để xác định một đơn vị nào đó có phải là thuật ngữ hay không.

- HS vận dụng hiểu biết về thuật ngữ để tiếp nhận văn bản khoa học trong các bài học; biết sử dụng thuật ngữ trong việc tạo lập văn bản theo yêu cầu.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tìm hiểu, sử dụng thuật ngữ trong nói, viết một cách có hiệu quả. Chủ động tiếp nhận, hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tích cực.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh, học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ và đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập. 

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: HS sử dụng được thuật ngữ một cách có hiệu quả trong khi nói và viết (đặt câu, viết đoạn văn).

- Năng lực văn học: HS cảm nhận được cái hay về nội dung và nghệ thuật khi sử dụng thuật ngữ  một cách chính xác và đúng mục đích.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Học sinh có ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vận dụng kiến thức  về thuật ngữ vào các văn bản được học và trong cuộc sống.

- Chăm chỉ: Học sinh chăm chỉ học tập, rèn luyện để sử dụng thuật ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tìm hiểu, khám phá nghĩa của các từ (thuật ngữ) để mở rộng vốn hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

- Kế hoạch bài dạy,  máy chiếu, phiếu bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Hoạt động 1: Xác định vấn đề - 5 phút

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tạo cơ sở để HS tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Hiểu ý đồng đội”. HS thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV phổ biến luật chơi: Một bạn lên bảng, một bạn dưới lớp. Bạn trên bảng sẽ được GV đưa cho các từ khóa. Bạn trên bảng sẽ gợi ý để bạn kia đoán ra các từ khóa. Lưu ý: không được gợi ý có bất kỳ từ nào có trong từ khóa.

- HS tiếp nhận và tham gia trò chơi.

(Từ khóa: Mặt trời, Chiến tranh,...

- GV dẫn dắt:  

      Chúng ta vừa tham gia trò chơi Hiểu ý đồng đội, để đồng đội của mình hiểu được nghĩa của các từ này bạn còn lại đã dùng cách giải thích theo nghĩa thông thường. Tuy nhiên chúng ta còn có thể giải thích các từ khóa này bằng cách khác dựa vào tri thức khoa học. Lúc này các từ khóa đó sẽ được gọi là Thuật ngữ. Vậy thế nào là Thuật ngữ và đặc điểm của Thuật ngữ là gì? Chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - 10 phút

a. Mục tiêu: 

- Hình thành cho HS kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cách xác định thuật ngữ. b. Nội dung:

- GV tổ chức các hoạt động nhóm và hướng dẫn học sinh ôn tập lại những kiến thức về thuật ngữ. 

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

 

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1:

     Trong hai cách giải thích sau về nghiã của từ "nước", cách giải thích nào thông dụng ai cũng có thể hiểu đựơc? Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học? 

- Cách 1: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển...

- Cách 2: Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ô-xi, có công thức là H2O

Câu 2: 

    Em hãy đọc các định nghĩa sau, cho biết các định nghĩa này ở những bộ môn nào? Các từ in đậm chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?  

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

- So Sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Thủy triều là hiện tượng dao động, thường xuyên có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.


? Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu thuật ngữ là gì?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Câu 1: 

- Cách 1: Giải thích đặc điểm bên ngoài của sự vật (dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị thế nào? Từ đâu hay từ đâu mà có) hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính, ai cũng có thể hiểu được.

-> Cách giải thích thông thường.

- Cách 2: Giải thích các đặc tính bên trong của sự vật, được cấu tạo từ yếu tố nào, mối quan hệ giữa các yếu tố đó ? -> Giải thích qua việc nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ những đặc tính của nó 

->Người nghe muốn hiểu phải có kiến thức chuyên ngành hóa học.

Câu 2:

- Các định nghĩa thuộc bộ môn: Sinh học, văn học, địa lý.

- Sử dụng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ - cách xác định thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong hộp Nhận biết đặc điểm và chức năng của thuật ngữ.

GV đưa ra ví dụ 1:

a. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc acid.

b. Canh còn hơi nhạt, con thêm tí muối nữa đi.

? Theo em trong 2 ví dụ trên, từ “muối” nào được dùng với tư cách là thuật ngữ, từ nào được dùng với tư cách là từ ngữ thông thường? 


GV đưa ra ví dụ 2:

a. Liệu con vi-rút này có biến thể nào khác hay không vẫn còn là một ẩn số.

b. Ẩn số của phương trình này là một số thập phân.

? Theo em trong 2 ví dụ trên, từ “ẩn số” nào được dùng với tư cách là thuật ngữ, từ nào được dùng với tư cách là từ ngữ thông thường?

? Từ hai ví dụ trên em hãy nêu chức năng của thuật ngữ?

? Từ đó nêu cách xác định thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và trả lời

I. Thuật ngữ:



























- Khái niệm: Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ cố định, được sử dụng theo quy ước của một lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học nhất định.






































- Chức năng:  

+ Có những từ ngữ khi thì được dùng với tư cách là một thuật ngữ, khi lại được dùng như một từ ngữ thông thường.

+ Có những thuật ngữ đôi khi được dùng như từ ngữ thông thường.


- Cách xác định thuật ngữ: dựa vào ngữ cảnh

- Cách xác định nghĩa của thuật ngữ:

+ Tìm trong Bảng tra cứu thuật ngữ.

+ Đọc các từ điển chuyên ngành.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 64.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64

Giáo án Nói với con

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)

Giáo án Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

Giáo án Thực hành đọc: Câu chuyện về con đường

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá