Giáo án Bài 2: Bài học cuộc sống (Chân trời sáng tạo) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2: Bài học cuộc sống sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 2: BÀI HỌC CUỘC SỐNG

(14 tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 9 tiết; Viết: 2 tiết;
Nói và nghe: 2 tiết; Ôn tập: 1 tiết)
  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.

- Nêu được ấn tượng chung về VB; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm VB.

- Nhận biết được các công dụng của dấu chấm lửng.

- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.

- Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.

- Yêu thương bạn bè, người thân, biết ứng xử đúng mực, nhân văn.

- Tuỳ vào điều kiện thực tế của việc dạy học mà số tiết của từng nhóm kĩ năng có thể được linh hoạt điều chỉnh sao cho đảm bảo được mục tiêu.

TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Mục tiêu:

- Nhận biết được được một số khái niệm như: truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Lấy được ví dụ minh họa.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm đã học (ở lớp 6) như: đề tài, cốt truyện, sự việc, nhân vật,…

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Hãy chọn một truyện và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:

- Ai là người kể chuyện trong tác phẩm này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

- Nếu muốn tóm tắt nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào?

- Nhân vật chính của truyện là ai? Nêu một vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV chốt và mở rộng kiến thức. Hướng dẫn HS tìm hiểu các mục từ giải thích các yếu tố thể loại mới xuất hiện trong bài học này: Tình huống truyện, Không gian - thời gian trong truyện ngụ ngôn.

- Truyện ngụ ngôn là những truyện bịa đặt có ngụ ý về những bài học; về kinh nghiệm sống, đạo lí.

Nếu như ở các thể loại văn học khác, ngụ ý là ý nghĩa của sự phản ánh thì trong truyện ngụ ngôn nó là đối tượng phản ánh. Bởi vậy, truyện ngụ ngôn mang đậm màu sắc triết lí dân gian. Khi tưởng tượng và hư cấu truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian không tập trung trình bày một số phận với nhiều tình tiết rắc rối mà chỉ chú ý khai thác một vài tình tiết liên quan đến một bài học kinh nghiệm nào đó một cách kín đáo, tế nhị. Đó có thể là một bài học về kinh nghiệm ứng xử giữa người với người, một bài học về đạo đức, một ‘bài học về nhận thức…

- Truyện ngụ ngôn phản ánh cuộc đấu tranh xã hội:

Xét trên bề mặt, truyện ngụ ngôn chỉ là truyện của các loài vật, đồ vật. Điều đó đúng nhưng chỉ là đúng về “phần xác” còn thực ra điều quan trọng của thể loại truyện này phải là “phần hồn”. Ở phần hồn này, sự ngụ ý kín đáo, bóng gió của tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở các bài học về đạo lí hay những kinh nghiệm sống mà còn có cả Sự phản kháng đối với xã hội, đả kích giai cấp thống trị với những thói hống hách, ngang ngược, quyền thế và dạy người ta những kinh nghiệm ứng phó với chúng.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nhân vật truyện ngụ ngôn được lựa chọn một cách tự do, phóng túng, con vật nào cũng được miễn là “khớp” được cái ý tưởng bóng gió xa xôi mà người ta “gá gửi” vào đó. Những nhân vật - con vật ấy có ích hay có hại cho loài người, truyện ngụ ngôn không quan tâm. Điều người ta quan tâm là con vật đó giúp thể hiện được triết lí như thế nào.

+ Việc lựa chọn nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn xuất phát từ động cơ thiên về phương diện lí trí hơn là tình cảm, ở đây những thao tác của tư duy hoạt động mạnh hơn sự rung động của trái tim - đọc truyện ngụ ngôn ta phải suy nghĩ nhiều hơn.

+ Truyện ngụ ngôn thực hiện chức năng mượn con vật làm cái vỏ để bọc kín cái ý, cái triết lí cần “gá gửi”. Vì vậy nội dung hình tượng nhân vật, phần cốt lõi không phải là miêu tả đặc điểm con vật mà là bài học suy lí, triết lí mà truyện muốn “gá gửi”.

- Xung đột trong truyện ngụ ngôn:

+ Xung đột về triết lí ứng xử, về lí lẽ hành động của nhân vật, mọi hành động của nhân vật trong truyện ngụ ngôn đều không hề cảm tính mà tất cả đều có lí lẽ, có “tính quan niệm”.

+ Xung đột trong truyện ngụ ngôn phản ánh xung đột xã hội (xung đột giữa người bị áp bức với kẻ áp bức, giữa đúng với sai, chân lí với nguy lí, tốt với xấu trong xã hội…).

- Kết cấu truyện ngụ ngôn:

Do tính chất ngụ ỷ, truyền miệng nên hầu hết truyện ngụ ngôn đều ngắn, ít tình tiết, ít nhân vật, trừ một số truyện bằng thơ, cốt truyện là một trục thẳng, ít rẽ ngang tắt hay đảo ngược. Truyện thường có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn. Nghĩa hiển ngôn là câu chuyện được kể, đây là lớp nghĩa nổi hay còn gọi là “phần xác”. Nghĩa hàm ngôn là phần bài học kinh nghiệm, những điều răn dạy, đây là lớp nghĩa chìm hay còn gọi là “phần hồn”, nghĩa này phải suy nghĩ mới nhận ra được.

- Biện pháp nghệ thuật:

Truyện ngụ ngôn thường mượn vật để nói người, dùng đặc điểm, tính cách, hành động của các con vật hoặc cỏ cây hoa lá để bóng gió chuyện con người, kín đáo nêu lên bài học nào đó cho con người. Do vậy, biện pháp nghệ thuật mà truyện ngụ ngôn sử dụng là nghệ thuật ẩn dụ. Đó là hình thức ẩn dụ để ám chỉ tính cách, hành động của con người. Chính nhờ có hình thức ẩn dụ này mà các con vật, loài vật, các bộ phận của cơ thể người hiện lên sống động, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống.


Sự kiện (hay sự việc) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. Chẳng hạn, ở truyện Thỏ và rùa, sự kiện chính là cuộc chạy thi giữa hai nhân vật thỏ và rùa.

Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Cốt truyện của truyện ngụ ngôn: thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.

Nhân vật: là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... Được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật,...

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thưởng được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân,... Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc.

Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:

+ Ngôi thứ nhất;

+ Ngôi thứ ba.

Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được khơi sâu. Chẳng hạn, tình huống truyện trong Thỏ và rùa là cuộc chạy đua giữa hai con vật và kết quả có tính bất ngờ, làm lộ rõ đặc điểm của mỗi nhân vật và bài học từ câu chuyện.

Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng,...)

Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.

Hoạt động 3: Luyện tập.

Mục tiêu:

- Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hướng dẫn HS lập bảng so sánh nhanh giữa các yếu tố chung của truyện đã học với các yếu tố gắn với đặc điểm riêng của thể loại ngụ ngôn.

Em đã đọc các câu chuyện nào trong chủ đề Bài học cuộc sống, hãy chỉ ra một số đặc điểm của truyện đồng thoại trong câu chuyện đó? Em ấn tượng với chi tiết miêu tả nào về nhân vật?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV chốt và mở rộng kiến thức.




Chia sẻ của HS điền kết quả vào phiếu học tập.


Yếu tố

Trong truyện nói chung

Trong truyện ngụ ngôn

Đề tài

   

Cốt truyện

   

Sự kiện/ sự việc

   

Nhân vật

   

Yếu tố

Trong cổ tích/ truyền thuyết

Trong truyện ngụ ngôn

Đề tài

   

Cốt truyện

   

Sự kiện/ sự việc

   

Nhân vật

   

 

Hoạt động 4: Vận dụng.

 

Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng kiến thức trong phần tri thức văn học để chuẩn bị cho các bài học trong chủ đề.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Kể tên các VB cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. Em cần chú ý điều gì khi đọc các VB truyện ấy.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV chốt và mở rộng kiến thức.

Chú ý đến nhân vật và các chi tiết miêu tả nhân vật, đối thoại của nhân vật.

4. Củng cố.

- GV hệ thống lại bài học.

5. Hướng dẫn về nhà.

- Học bài, hoàn thành bài tập.

- Soạn: Tiết 2.3. Những cái nhìn hạn hẹp, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi

NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP (Trần Hữu Thung)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Nhận biết các yếu tố thể hiện đặc điểm của truyện ngụ ngôn như: đề tài, nhân vật, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian, thời gian.

– Nhận biết được sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong truyện.

– Rút ra được bài học của truyện và nêu được nhận xét về ý nghĩa, tác dụng của bài học ấy đối với người đọc, người nghe.

2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản những cái nhìn hạn hẹp: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản những cái nhìn hạn hẹp;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

- Năng lực theo dõi, dự đoán, suy luận.

3. Phẩm chất:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ thông điệp của văn bản;

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về tác phẩm

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

NHỮNG TÌNH HUỐNG HIỂM NGHÈO, HAI NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ CON GẤU, CHÓ SÓI VÀ CHIÊM CON

Hoạt động 3.1: Chuẩn bị đọc.

a.Mục tiêu:

- Kích hoạt được kiến thức nền liên quan đến chủ đề VB, tạo sự liên hệ giữa trải nghiệm của bản thân với nội dung của VB.

- Bước đầu dự đoán được nội dung của VB.

- Tạo tâm thế trước khi đọc VB.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ: 

(1)  Gv trình chiếu hình ảnh và hỏi học sinh: Theo em một người bạn tốt cần có những đức tính gì? Trong trường hợp nào thì một người được xem là kẻ mạnh?

- Học sinh chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về câu hỏi

 

          Giáo án Bài 2: Bài học cuộc sống (Chân trời sáng tạo) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 1)

          

(2) Dựa vào nhan đề “Những tình huống hiểm nghèo” và hình ảnh minh họa của VB (SGK/tr.36), em đoán xem VB viết về điều gì. Vì sao em có thể dự đoán như vậy?

- Đã bao giờ trong cuộc sống các em đã vô tình gặp phải một tình huống trớ trêu, hiểm nghèo chưa? Hãy chia sẻ với bạn.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

- Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm 

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại một số cảm xúc, trải nghiệm của Hs ở câu hỏi “Đã bao giờ trong cuộc sống các em đã vô tình gặp phải một tình huống trớ trêu, hiểm nghèo chưa?” và dẫn dắt vào bài học

 

 

BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA

a. Mục tiêu:

- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu văn bản.

- Liên hệ kết nối với VB Những cái nhìn hạn hẹp, Những tình huống hiểm nghèo để hiểu hơn về chủ điểm Bài học cuộc sống.

-Yêu thương bạn bè, người thân; biết ứng xử đúng mực, nhân văn.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Nội dung dự đoán về nội dung của VB; câu trả lời cho các câu hỏi 1,2,3 trong SGK/tr.41.

d. Tổ chức thực hiện:

*Hoạt động 1.1: I/ Chuẩn bị đọc

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu cặp đôi HS đọc tên VB, quan sát nhanh toàn bộ VB và dự đoán:

1. Em hãy đoán xem văn bản này viết về nội dung gì? 

2. Nêu hiểu biết của em về thể loại ca dao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe, quan sát, hoạt động nhóm, thảo luận

- GV quan sát, lắng nghe, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động

- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV góp ý cho câu trả lời của HS, khuyến khích HS đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau miễn là việc dự đoán dựa trên sự kết hợp giữa cứ liệu của văn bản với kiến thức nền của HS.

- HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân


- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

- Diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước…

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 62 trang, trên đây trình bày tóm tắt 10 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Bài học cuộc sống.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Ôn tập trang 30

Giáo án Bài 2: Bài học cuộc sống

Giáo án Tri thức ngữ văn trang 32

Giáo án Những cái nhìn hạn hẹp

Giáo án Những tình huống hiểm nghèo

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá