Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần đọc

2.4 K

Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần đọc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc

Văn bản 1, 2. Những cái nhìn hạn hẹp: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi

Bài tập 1 trang 17 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hoàn thành sơ đồ các kiến thức cơ bản của truyện ngụ ngôn:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Những cái nhìn hạn hẹp: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Những cái nhìn hạn hẹp: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 18 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ ra một số đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi bằng cách hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm

Ếch ngồi đáy giếng

Thầy bói xem voi

Đề tài

 

 

Nhân vật

 

 

Cốt truyện

 

 

Không gian

 

 

Thời gian

 

 

Trả lời:

Đặc điểm

Ếch ngồi đáy giếng

Thầy bói xem voi

Đề tài

Kiêu ngạo, huyênh hoang sẽ phải trả giá rất đắt.

Cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng.

Nhân vật

Chú ếch

5 ông thầy bói

Cốt truyện

Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái

vung. Năm trời mưa to khiến

nước mưa ngập giếng và

đưa ếch ra ngoài, quen thói

cũ ếch đi lại nghênh ngang đã

bị một con trâu đi ngang dẫm

bẹp.

Năm ông thầy bói chung tiền biếu cho người quản tượng để xem voi. Vì mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau của con voi nên xảy ra tranh cãi. Năm thầy không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

Không gian

Cái giếng

 

Thời gian

Một năm nọ

Nhân buổi ế hàng

 

Bài tập 3 trang 18 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Kết cục bi thảm của con ếch (Ếch ngồi đáy giếng) và kết cục của năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) xuất phát từ nguyên nhân nào?

Trả lời:

- Ếch ngồi đáy giếng: do ếch chủ quan, kiêu ngạo, không thèm để ý xung quanh.

- Thầy bói xem voi: do năm ông thầy thiếu hiểu biết với sự vật xung quanh, có cái nhìn phiến diện khiến đánh giá sai về tổng thể về con voi.

Bài tập 4 trang 18 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Bài học em rút ra được qua 2 truyện ngụ ngôn trên là gì?

Trả lời:

- Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá sự việc trong cuộc sống.

- Phải biết nhìn sự vật dưới cái nhìn khách quan, toàn diện nhất; không nên đánh mọi việc với cái nhìn phiến diện, một chiều.

- Phải có sự thấu hiểu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.

Bài tập 5 trang 18 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật các ông thầy bói (Thầy bói xem voi) hoặc con ếch (Ếch ngồi đáy giếng).

Trả lời:

Sau khi học xong bài "ch ngồi đáy giếng" em không khỏi ấn tượng với nhân vật chú ếch trong truyện.Chú ta ngạo mạn mà lại không biết tìm hiểu và học hỏi.Đến cùng,chú còn tưởng "bầu trời" chỉ bé bằng chiếc vung thôi,còn chú thì là chúa tể..Một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trách,đáng thương khi chú bị một chú trâu dẫm bẹp nhưng lại đáng trách ở chỗ,chú quá kiêu ngạo,quá tự cao không biết thu mình lại và học hỏi.Nhưng sau tất cả,qua nhân vật chú ếch đã làm cho em học hỏi được nhiều điều.Đó chính là phải biết khiêm tốn,thu mình lại và học hỏi từ những người khác,để phát triển và hoàn thiện hơn nữa

Văn bản 3, 4. Những tình huống hiểm nghèo: Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con

Bài tập 1 trang 19 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm một số yếu tố chứng minh Hai người bạn đồng hành và con gấu là một truyện ngụ ngôn.

Trả lời:

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật, con người và không được miêu tả chi tiết về ngoại hình.

- Nội dung ngắn gọn, được viết bằng thơ, văn xuôi.

- Cấu trúc: Tình hình ban đầu, xung đột, kết quả hoặc giải quyết, đạo đức.

- Thời gian và không gian không cụ thể.

- Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.

Bài tập 2 trang 19 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hoàn thành bảng so sánh 2 văn bản sau:

Phương diện so sánh

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Chó sói và chiên con

Đề tài

 

Nhân vật

 

Cốt truyện

 

Không gian, thời gian

 

Nhận xét chung

 

Trả lời:

Phương diện so sánh

Hai người bạn đồng hành
và con gấu

Chó sói và chiên con

Đề tài

- Hai người bạn đồng hành và con gấu: Chỉ khi gặp hoạn nạn thì ta mới biết được người bạn đích thực sẽ là người ở lại giúp đỡ ta.

- Chó sói và chiên con: người yếu và kẻ mạnh.

Nhân vật

- Hai người bạn đồng hành và con gấu: hai người bạn, con gấu.

- Chó sói và chiên con: chó soi, chiên con.

Cốt truyện

- Hai người bạn đồng hành và con gấu: thể hiện sự mưu trí và phê phán những người bỏ mặc bạn bè trong những lúc khó khăn.

- Chó sói và chiên con: kể về con cừu non đáng thương, khúm núm, đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.

Không gian, thời gian

- Hai người bạn đồng hành và con gấu:

+ Không gian: trong rừng.

+ Thời gian: không xác định.

- Chó sói và chiên con:

+ Không gian: trong rừng.

+ Thời gian: không xác định.

Nhận xét chung

Hai câu chuyện cho chúng ta thấy cách ứng xử trước những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Luôn thận trọng trước thế giới xung quanh.

 

Bài tập 3 trang 20 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Dùng 4 tính từ miêu tả tính cách của 2 nhân vật: chó sói và chiên con.

Trả lời:

- Chó sói: nham hiểm, độc ác.

- Chiên con: yếu đuối, nhút nhát.

Bài tập 4 trang 20 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Em rút ra bài học gì qua 2 câu chuyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con?

Trả lời:

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn. Vì không có người bạn thật sự nào mà lại bỏ lại bạn bè của mình trước khó khăn, hoạn nạn.

- Truyện Chó sói và chiên con: Hãy sử dụng trí thông minh, và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo, không nên lói lý lẽ với những kẻ ác.

Bài tập 5 trang 20 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cách giải quyết của em khi gặp các tình huống hiểm nghèo.

Trả lời:

Trong cuộc sống, bất kì ai trong chúng ta cũng đã từng rơi vào những tình huống hiểm nguy và đòi hỏi chúng ta cách giải quyết thông minh và khéo léo. Đối với em, trong trường hợp như vậy, trước tiên em luôn giữ cho bản thân mình sự bình tĩnh. Bởi nếu như không giữ được bình tĩnh, mất tập trung, sẽ rất dễ khiến càng thêm hoảng sợ, lo lắng. Sau đó, em sẽ vận dụng những kĩ năng, bài học đút rút kinh nghiệm từ bản thân, từ mọi người xung quanh, rồi xử lí các tình huống đó.

Đọc mở rộng theo thể loại Văn bản. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bài tập 1 trang 21 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm các dấu hiệu chứng minh Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn.

Trả lời:

- Đề tài: đoàn kết, hiểu được giá trị riêng của mỗi một bộ phận.

- Tình huống: Chân, Tay, Tai, Mắt so sánh thiệt hơn với lão Miệng.

- Cốt truyện: Trong suy nghĩ của Chân, Tay, Tai, Mắt thì lão Miệng là kẻ ăn mà không chịu làm, khiến bọn họ tỏ ra phẫn uất.

- Nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

- Thời gian: không xác định.

- Không gian: cơ thể con người.

Bài tập 2 trang 21 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm việc nữa, vì:

Trả lời:

Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm việc nữa, vì chúng phẫn uất khi tất cả mọi người đều phải làm việc hết công suất còn lão miệng không phải làm gì cả, chỉ mỗi ăn.

Bài tập 3 trang 21 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định làm việc và sống hòa hợp với lão Miệng, vì:

Trả lời:

Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định làm việc và sống hòa hợp với lão Miệng, vì sau mấy ngày lão Miệng không ăn, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai mệt mỏi rã rời. Lúc đấy, mọi người mới nhận ra được sai lầm của mình.

Bài tập 4 trang 21 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Bài học em rút ra từ câu chuyện là:

Trả lời:

Bài học em rút ra từ câu chuyện là mỗi chúng ta đều có một giá trị riêng, không nên so sánh thiệt hơn với người này người kia, chúng ta hãy cứ làm tốt phần việc của mình. Đó là bài học về sự tôn trọng, đoàn kết lẫn nhau.

Bài tập 5 trang 22 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp của tác phẩm.

Trả lời:

Thông qua truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng, truyện không chỉ gửi gắm những thông điệp về tình đoàn kết mà còn mang đến bài học về cách nhìn nhận, đánh giá. Đó là chúng ta không nên nhìn nhận phiến diện, đánh giá chủ quan về một sự việc, vấn đề mà cần nhìn toàn diện từ nhiều phía. Bởi vậy, truyện đã để lại một bài học sâu sắc đáng để mọi người mang theo trong túi hành trang tri thức của bản thân trên quãng đường đời.

Văn bản tự chọn trang 22

Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Kể tên 5 truyện ngụ ngôn mà em đã đọc (có thể tìm trên internet hoặc tủ sách nhà trường).

Trả lời:

Đẽo cày giữa đường; Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân; Câu chuyện bó đũa; Con lừa và bác nông dân; Một trí khôn hơn trăm trí khôn.

Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Sử dụng phiếu đọc sách sau để ghi lại nội dung khái quát của một truyện ngụ ngôn mà em đã kể ở bài tập 1:

*Gợi ý tìm đọc:

- Truyện ngụ ngôn Việt Nam.

- Truyện ngụ ngôn Ê-đốp.

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Văn bản tự chọn trang 22 Tập 1 | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Văn bản tự chọn trang 22 Tập 1 | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Thực hành Tiếng Việt trang 23

Bài tập 1 trang 23 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm ít nhất 2 ví dụ trong 4 văn bản truyện ngụ ngôn sách giáo khoa có sử dụng chấm lửng.

Trả lời:

- Hai người bạn đồng hành và con gấu: Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,...

- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: Bác Tai gật đầu lia lịa: - Phải, phải...Bác sẽ đi với các cháu!

Bài tập 2 trang 23 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm 3 ví dụ có sử dụng dấu chấm lửng với chức năng biểu đạt ý: còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liên kết hết.

Trả lời:

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi liệng lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén…

- Cơm, áo, vợ, con, gia đình...bó buộc y.

- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

Bài tập 3 trang 24 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm 3 ví dụ có sử dụng dấu chấm lửng với chức năng: thể hiện lời nói bỏ lửng hoặc mô phỏng âm thanh kéo dài.

Trả lời:

- Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

Dạ, bẩm...

Đuổi cổ nó ra!

- Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bào nhau chứ sao lại...

- Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời: Bẩm… quan lớn…đê vỡ mất rồi!

Bài tập 4 trang 24 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm 3 ví dụ có sử dụng dấu chấm lửng với chức năng: biểu thị lời trích dẫn được lược bớt.

Trả lời:

- […] Cái cụ bà thét ra lửa ấy lại cứ nhũn nhặn mời hắn vào nhà xơi nước.

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có […].

- Hai con vịt bầu thì phớt lờ, vừa đủng đỉnh mang cái thân nặng nề, vừa toáng lên: “mặc ...mặc ...”, rồi chúng nhảy xuống vũng bùn bên vại nước, vẩy đục ngầu lên, không thấy mồi, chúng húc tung cả bãi húng dũi.

[...] Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào.

Bài tập 5 trang 24 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết lại đoạn sau, có sử dụng dấu chấm lửng với chức năng giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Bấy giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?”.

- “Ông ấy bảo tớ rằng”, người kia nói “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.”

Trả lời:

Bấy giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?”.

- “Ông ấy bảo tớ rằng...không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.”

Bài tập 6 trang 25 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) trong đó có sử dụng dấu chấm lửng với các chức năng phù hợp.

Trả lời:

Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn. Sáng tinh mơ, những chú chim bắt đầu líu lo tiếng hót chào đón ngày mới. Trong vườn những khóm cúc, huệ, loa kèn, hồng,... thi nhau khoe sắc. Trên cành lá, đọng lại những hạt sương long lanh, lấp lánh như những viên pha lê quý hiếm. Ánh nắng trải khắp muôn nơi. Ngoài đường xe cộ bắt đầu đi lại tấp nập, tiếng học ính gọi nhau ý ới, tiếng các mẹ, các cô từ những khu chợ sáng, tiếng còi, tiếng gọi,... phá tan đi khoảng khắc tĩnh mịnh, nhộn nhịp và tràn đầy năng lượng.

Đánh giá

0

0 đánh giá