Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2: Những cái nhìn hạn hẹp sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
- Soạn: Tiết 2.3. Những cái nhìn hạn hẹp, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT…: VĂN BẢN 1. NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP
(Trần Hữu Thung)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết các yếu tố thể hiện đặc điểm của truyện ngụ ngôn như: đề tài, nhân vật, sự kiện, cốt truyện, tình huống, không gian, thời gian.
– Nhận biết được sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong truyện.
– Rút ra được bài học của truyện và nêu được nhận xét về ý nghĩa, tác dụng của bài học ấy đối với người đọc, người nghe.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản những cái nhìn hạn hẹp: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản những cái nhìn hạn hẹp;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Năng lực theo dõi, dự đoán, suy luận.
3. Phẩm chất:
- Rút ra được bài học cho bản thân từ thông điệp của văn bản;
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về tác phẩm
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
2. Nội dung: GV đưa ra cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề thông qua trò chơi giải ô chữ.
3. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS Tìm ô chữ hàng dọc bằng cách trả lời các câu hỏi trong ô chữ hàng ngang. Mỗi ô chữ hàng ngang sẽ chứa một từ khóa.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- Từ đáp án của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, giáo dục có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm. Như vậy văn bản 1 “Những cái nhìn hạn hẹp thông qua hai truyện: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi” gửi gắm một thông điệp đến với chúng ta. Để hiểu về thông điệp của văn bản này, cô và cả lớp sẽ cùng đi vào tìm hiểu nhé.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
N1: Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Xác định thể loại văn bản.
Đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, tóm tắt ngắn gọn qua phiếu học tập.
- GV yêu cầu hs đọc văn bản
* khi đọc hết đoạn 1 cho hs dừng lại trả lời câu hỏi suy luận trong SGK
|
I. Tìm hiểu chung
1. Tác phẩm
|
Thể loại
|
Đề tài
|
Tình huống
|
Cốt truyện
|
Nhân vật
|
Tóm tắt
|
Ếch ngồi đáy giếng
|
|
|
|
|
|
|
Thầy bói xem voi
|
|
|
|
|
|
|
|
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS hoàn thành những yêu cầu trong phiếu học tập chuẩn bị trình bày trước lớp.
- HS đọc bài trước lớp.
|
Thể loại
|
Đề tài
|
Tình huống
|
Bố cục
|
Ấn tượng nhân vật
|
Tóm tắt
|
Ếch ngồi đáy giếng
|
Truyện ngụ ngôn
|
những bài học về cách nhìn sự vật.
|
Bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng nháo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu dẫm chết (bộc lộ tác hại của sự ngộ nhận về bản thân).
|
|
|
Một con ếch sống dưới đáy giếng nhìn bầu trời trên cao, tưởng trời chỉ là cái vung. Đã thế, mỗi khi cất tiếng kêu, thấy các con vật bé nhỏ xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tể thế giới. Lên mặt đất, ếch ta quen thói, vẫn nhâng nháo, nghênh ngang và bị một con trâu dẫm chết.
|
Thầy bói xem voi
|
Truyện ngụ ngôn
|
những bài học về cách nhìn sự vật.
|
Năm ông thầy bói mù rủ nhau “xem voi”; mỗi ông chỉ sờ được một phần cơ thể con voi, nhưng ai cũng tin chỉ có mình miêu tả đúng về con voi dẫn đến xô xát, đánh nhau (bộc lộ tác hại của lối nhận thức phiến diện về sự vật).
|
|
|
Năm ôm thầy bói mù góp tiền cho người quản tượng xem voi. Mỗi ông chỉ sờ được một bộ phận của con voi rồi đưa ra kết luận của mình. Ông sờ vòi ví con voi với “con đỉa”; ông sờ ngà ví con voi với “cái đòn càn”; ông sờ tai ví con voi với “cái quạt thóc”; ông sờ chân ví con voi với “cái cột đình”; ông sờ đuôi ví con voi “cái chổi sể”. Không ai chịu ai dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.
|
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
|
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
|
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức những yêu cầu trong phiếu học tập.
- GV giải thích nghĩa của một số từ khó trong VB.
Quản voi (quản tượng): người trông nom và điều khiển voi.
Sun Sun: co lại, chun lại thành các nếp.
Đòn càn: đòn làm bằng đoạn tre nguyên cả ống, đẽo vát hai đầu cho thon lại để xóc những bó củi, rơm rạ... Ma gánh.
Quạt thóc: loại quạt lớn bằng tre phất vải, dùng để quạt cho thóc lép và bụi bay đi, tách khỏi thóc chắc.
Tua tủa: từ gợi tả dáng chỉa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn, gây cảm giác ghê sợ.
Chổi xể: chổi quét sân, thưởng làm bằng nhánh cây thanh hao.
Giới thiệu thêm cho hs trên thế giới có 2 tác giả rất nổi tiếng cho những câu truyện ngụ ngôn đó là: Aesop và La Fontaine để hs tham khảo đọc.
|
3. Giải nghĩa từ khó
Quản voi (quản tượng): người trông nom và điều khiển voi.
Sun Sun: co lại, chun lại thành các nếp.
Đòn càn: đòn làm bằng đoạn tre nguyên cả ống, đẽo vát hai đầu cho thon lại để xóc những bó củi, rơm rạ... Ma gánh.
Quạt thóc: loại quạt lớn bằng tre phất vải, dùng để quạt cho thóc lép và bụi bay đi, tách khỏi thóc chắc.
Tua tủa: từ gợi tả dáng chỉa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn, gây cảm giác ghê sợ.
Chổi xể: chổi quét sân, thưởng làm bằng nhánh cây thanh hao.
|
NV2: tìm hiểu văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”
Hoạt động 1:
1. Ếch khi ở trong giếng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
|
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Ếch khi ở trong giếng
Không gian sống
|
Hành động, thái độ
|
Suy nghĩ
|
…
|
…
|
….
|
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
|
Không gian sống
|
Hành động, thái độ
|
Suy nghĩ
|
+ trong giếng
+ chỉ có vài con vật bé nhỏ: nhái, cua, ếch
|
+ kêu ồm ộp -> mọi vật hoảng sợ
+ oai như 1 vị chúa tể
|
Tưởng trời bé bằng cái vung
|
nhỏ bé, chật hẹp, tối tăm, cách biệt với cuộc sống bên ngoài
|
Huênh hoang, kiêu ngạo
|
Nông cạn, sai lệch
|
|
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
|
Hs trình bày kết quả trên phiếu học tập
|
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức những yêu cầu trong phiếu học tập.
Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
?tầm nhìn, sự hiểu biết nông cạn.
Bài học: sống hòa nhã, thân thiện, yêu thương mọi người, không nên tự đề cao bản thân mình
|
Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
? tầm nhìn, sự hiểu biết nông cạn.
? bài học: sống hòa nhã, thân thiện, yêu thương mọi người, không nên tự đề cao bản thân mình
|
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Những cái nhìn hạn hẹp.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 32
Giáo án Những cái nhìn hạn hẹp
Giáo án Những tình huống hiểm nghèo
Giáo án Biết người, biết ta
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 41
Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/