Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là

18.8 K

Với giải Câu 4 trang 61 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 12: Liên kết cộng hóa trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị

Câu 4 trang 61 Hóa học 10: Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là

A. 4 và 0.                   

B. 2 và 0.                    

C. 1 và 1.                    

D. 5 và 1.

Phương pháp giải:

Liên kết đơn là liên kết .

Liên kết đôi gồm 1 liên kết  và 1 liên kết

Lời giải:

Trong phân tử C2H4, có 4 liên đơn kết C – H và 1 liên kết đôi C = C. Vì thế, số liên kết  và  có trong phân tử C2H4 lần lượt là 5 và 1.

=> Đáp án D.

Lý thuyết Mô tả liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử

1. Sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo liên kết s (sigma)

- Sự xen phủ s – s:

Phân tử H2 tạo thành từ hai nguyên tử H (1s1). Khi 2 nguyên tử H tiến lại gần nhau, hạt nhân của nguyên tử này hút đám mây electron của nguyên tử kia, hai orbital nguyên tử xen phủ vào nhau một phần. Vùng xen phủ có mật độ điện tích âm lớn, làm tăng lực hút của mỗi hạt nhân với vùng này và làm cân bằng lực đẩy giữa hai hạt nhân, để hai nguyên tử liên kết với nhau.

- Sự xen phủ s – p:

Phân tử HF tạo thành khi orbital 1s của nguyên tử H (1s1) xen phủ với orbital 2p của nguyên tử F (2s22p5) theo trục liên kết, tạo liên kết cộng hóa trị giữa H và F, vùng xen phủ càng lớn thì liên kết càng bền.

- Sự xen phủ p – p:

Phân tử Cl2 tạo thành khi hai orbital 3p của hai nguyên tử Cl (3s23p5) xen phủ theo trục liên kết của hai nguyên tử Cl.

Nhận xét:

Các liên kết cộng hóa trị đơn đều là liên kết s. Trong liên kết s, mật độ xác suất tìm thấy electron lớn nhất dọc theo trục liên kết.

2. Sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo liên kết p (pi)

Sự xen phủ, trong đó trục của các orbital tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết, được gọi là xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo ra liên kết p (pi).

Liên kết đôi gồm một liên kết s và một liên kết p. Liên kết ba gồm một liên kết s và hai liên kết p.

Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 55 Hóa học 10Nguyên tử hydrogen và chlorine dễ dàng kết hợp để tạo thành phân tử hydrogen chloride (HCl), liên kết trong trường hợp này có gì khác so với liên kết ion trong phân tử sodium chloride (NaCl)?...

Câu 1 trang 58 Hóa học 10Viết công thức electron, công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử:...

Câu 2 trang 59 Hóa học 10Dựa vào giá trị độ âm điện trong Bảng 6.2, dự đoán loại liên kết (liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết ion) trong các phân tử MgCl2, AlCl3, HBr, O2, H2, NH3...

Câu 3 trang 61 Hóa học 10Sự hình thành liên kết σ và liên kết π khác nhau như thế nào?...

Câu 5 trang 62 Hóa học 10Năng lượng liên kết là gì? Năng lượng liên kết của phân tử Cl2 là 243 kJ/mol cho biết điều gì?...

Câu 6 trang 62 Hóa học 10Dựa vào giá trị năng lượng liên kết ở bảng 12.2, hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl2, Br2 và I2...

Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Liên kết ion 

Bài 12: Liên kết cộng hóa trị 

Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals 

Bài 14: Ôn tập chương 3

Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử 

Đánh giá

0

0 đánh giá