Với giải Câu 5 trang 23 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Câu 5 trang 23 Hóa học 10: Lớp electron có số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa. Tổng số electron tối đa có trong các lớp L và M là
A. 2 và 8
B. 8 và 10
C. 8 và 18
D. 18 và 32
Phương pháp giải:
- Lớp thứ 2 (lớp L) có 2 phân lớp, được kí hiệu là 2s, 2p
- Lớp thứ 3 (lớp M) có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d
- Phân lớp s có 1 AO, phân lớp p có 3 AO, phân lớp d có 5 AO
Lời giải:
- Lớp thứ 2 (lớp L) có 2 phân lớp, được kí hiệu là 2s, 2p
- Mà phân lớp s có 1 AO, phân lớp p có 3 AO. Mỗi AO chứa tối đa 2 electron
=> Tổng số electron tối đa có trong lớp L = 1x2 + 3x2 = 8 electron
- Lớp thứ 3 (lớp M) có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d
- Mà phân lớp s có 1 AO, phân lớp p có 3 AO, phân lớp d có 5 AO. Mỗi AO chứa tối đa 2 electron
=> Tổng số electron tối đa có trong lớp L = 1x2 + 3x2 + 5x2 = 18 electron
Lý thuyết Lớp và phân lớp electron
Trong nguyên tử, các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo các mức năng lượng từ thấp đến cao.
1. Lớp electron
Những electron ở lớp gần hạt nhân bị hút mạnh hơn về phía hạt nhân, vì thế có năng lượng thấp hơn so với những electron ở lớp xa hạt nhân.
Các electron thuộc cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Số thứ tự lớp từ trong ra ngoài và được biểu thị bằng các số nguyên n = 1, 2, 3, …, 7 với tên gọi là các chữ cái in hoa như sau:
n |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Tên lớp |
K |
L |
M |
N |
O |
P |
Q |
2. Phân lớp electron
Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái thường, theo thứ tự: s, p, d, f.
Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp (n ≤ 4):
Lớp thứ nhất (lớp K, với n = 1) có một phân lớp, được kí hiệu là 1s.
Lớp thứ hai (lớp L, với n = 2) có hai phân lớp, được kí hiệu là 2s và 2p.
Lớp thứ ba (lớp M, với n = 3) có ba phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d.
Lớp thứ tư (lớp N, với n = 4) có bốn phân lớp, được kí hiệu là 4s, 4p, 4d và 4f.
Các electron ở phân lớp s gọi là electron s, các electron ở phân lớp p gọi là electron p, …
3. Số lượng orbital trong một phân lớp, trong một lớp
Trong một phân lớp, các orital có cùng mức năng lượng.
- Phân lớp s có 1 AO s:
|
- Phân lớp p có 3 AO px, py, pz:
|
|
|
- Phân lớp d có 5 AO:
|
|
|
|
|
- Phân lớp f có 7 AO:
|
|
|
|
|
|
|
Trong lớp electron thứ n có n2 AO (n ≤ 4).
Ví dụ 1: Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp 2s và 2p.
Trong đó, phân lớp 2s có 1 AO, phân lớp 2p có 3 AO nên tổng số orbital trong lớp L là:
1 + 3 = 4 hay 22 AO.
Ví dụ 2: Cho biết tổng số electron tối đa trong các phân lớp s, p, d và f.
Hướng dẫn:
Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron.
Phân lớp s có 1 AO Số electron tối đa trong phân lớp s là: 1×2 = 2.
Phân lớp p có 3 AO Số electron tối đa trong phân lớp p là: 3×2 = 6.
Phân lớp d có 5 AO Số electron tối đa trong phân lớp d là: 5×2 = 10.
Phân lớp f có 7 AO Số electron tối đa trong phân lớp f là: 7×2 = 14.
Ví dụ 3: Lớp electron có số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa. Tính tổng số electron tối đa trong mỗi lớp L và M.
Hướng dẫn:
Lớp L (n = 2) có hai phân lớp 2s và 2p, có n2 = 22 = 4 AO.
Tổng số electron tối đa trong lớp L là: 4×2 = 8 (electron).
Lớp M (n = 3) có ba phân lớp 3s, 3p và 3d, có n2 = 32 = 9 AO.
Tổng số electron tối đa trong lớp M là: 9×2 = 18 (electron).
Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 22 Hóa học 10: Orbital s có dạng...
Câu 3 trang 22 Hóa học 10: Quan sát Hình 3.3 và nêu sự định hướng của các AO p trong không gian...
Câu 4 trang 23 Hóa học 10: Hãy cho biết tổng số electron tối đa chứa trong...
Câu 6 trang 24 Hóa học 10: Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 16 là...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3: Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử
Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học