Giải Toán 6 trang 8 Tập 1 Cánh diều

179

Với Giải toán lớp 6 trang 8 Tập 1 Cánh diều tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 6 trang 8 Tập 1 Cánh diều

Bài 2 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1: Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu "", "", thích hợp cho Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp 

a) 11 Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp A;

b) 12 Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp A;

c) 14 Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp A;

d) 19 Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp A.

Lời giải:

a) Ta thấy tập hợp A chứa số 11 hay 11 thuộc tập hợp A nên ta viết: 11 Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp A;

b) Ta thấy tập hợp A không chứa 12 hay 12 không thuộc tập hợp A nên ta viết: 12 Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp A;

c) Ta thấy tập hợp A không chứa 14 hay 14 không thuộc tập hợp A nên ta viết: 14 Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp A;

 d) Ta thấy tập hợp A chứa số 19 hay 19 thuộc tập hợp A nên ta viết: 19 Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu thuộc, không thuộc, thích hợp A.

Bài 3 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14};

b) B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50};

c) C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};

d) D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.

Lời giải:

a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14}

Ta thấy tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 14 nên các phần tử thuộc tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12.

Vậy ta viết tập hợp A là: 

A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}.

b) B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}

Ta thấy tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 nên các phần tử thuộc tập hợp B là: 42; 44; 46; 48.

Vậy ta viết tập hợp B là:

B = {42; 44; 46; 48}.

 c) C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};

Ta thấy tập hợp C là các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 15 nên các phần tử thuộc tập hợp C là 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13.

Do đó ta viết tập hợp C là:

C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}.

d) D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.

Ta thấy tập hợp D là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 20 nên các phân tử thuộc tập hợp D là: 11; 13; 15; 17; 19.

Do đó ta viết tập hợp D là: 

D = {11; 13; 15; 17; 19}.

Bài 4 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};

b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30};

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Lời giải:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};

Ta thấy các số 0; 3; 6; 9; 12; 15 là các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 16 nên ta viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng là:

A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16}.

b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30};

Ta thấy các số 5; 10; 15; 20; 25; 30 là các số tự nhiên chia hết cho 5, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 31 (hoặc ta có thể viết nhỏ hơn 32; …; 35). 

Vậy ta có thể viết tập hợp B bằng các cách sau: 

Cách 1: 

B = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 5, 0 < x < 31}.

Cách 2: 

B = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 5, 0 < x < 35}…

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};

 Ta thấy các số 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90 là các số tự nhiên chia hết cho 10, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 100 (hoặc ta có thể viết nhỏ hơn 91; …; 99).

Vậy ta có thể viết tập hợp C bằng các cách sau: 

Cách 1: 

C = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 91}.

Cách 2: 

C = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 100}…

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}

Ta thấy các số 1; 5; 9; 13; 17 là các số tự nhiên thỏa mãn số sau hơn số trước 4 đơn vị (hay còn gọi là hơn kém nhau 4 đơn vị) bắt đầu từ 1 và nhỏ hơn 18.

Do đó ta viết tập hợp D là:

D = {x | x là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị bắt đầu từ 1, x < 18}.

Có thể em chưa biết - Bài 1 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1: a) Viết tập hợp A, B được minh họa bởi Hình 6 bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Quan sát Hình 6 và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng:

1. a  B; 

2. m  A; 

3. b  B; 

4. n  A. 

a) Viết tập hợp A, B được minh họa bởi Hình 6 bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

Lời giải:

a) Ta thấy trong biểu đồ Ven minh họa tập hợp A, các phần tử a, b, c nằm trong vòng kín

Vậy ta viết tập hợp A là: A = {a; b; c}.

Tương tự, ta thấy các phần tử a, b, c, m, n đều nằm trong vòng kín của biểu đồ Ven minh họa tập hợp B

Do đó ta viết tập hợp B là: B = {a; b; c; m; n}.

 b) Ta thấy,

+ Tập hợp B chứa phần tử a nên a  B nên 1 sai.

+ Tập hợp A không chứa phần tử m nên m  A nên 2 sai. 

+ Tập hợp B chứa phần tử b nên b  B nên 3 đúng. 

+ Tập hợp A không chứa phần tử n nên n  A nên 4 đúng. 

Vậy phát biểu 3 và 4 là phát biểu đúng.

Có thể em chưa biết - Bài 2 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1Tất cả học sinh của lớp 6A đều biết chơi bóng rổ hoặc cờ vua. Số học sinh biết chơi bóng rổ là 18, số học sinh biết chơi cờ vua là 23. Số học sinh của lớp 6A nhiều nhất là bao nhiêu?

Lời giải:

Do tất cả các học sinh của lớp 6A đều biết chơi bóng rổ hoặc cờ vua nên số học sinh nhiều nhất của 6A là:

18 + 23 = 41 (học sinh)

Vậy số học sinh của lớp 6A nhiều nhất là 41 học sinh.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Toán 6 trang 6 Tập 1

Giải Toán 6 trang 7 Tập 1

Giải Toán 6 trang 8 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá