Với Giải toán lớp 6 trang 68 Tập 1 Chân trời sáng tạo tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 6 trang 68 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Thực hành 3 trang 68 Toán lớp 6 Tập 1: a) P là tích của 8 số nguyên khác 0 trong đó có đúng 4 số dương. Q là tích của 6 số nguyên khác 0 trong đó có duy nhất một số dương. Hãy cho biết P và Q là số dương hay số âm.
b) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số lẻ thì có dấu gì?
c) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì có dấu gì?
Lời giải:
a) P là tích của 8 số nguyên khác 0 và có đúng 4 số dương nên 4 số còn lại nguyên âm.
Mà tích của 4 số nguyên dương là một số nguyên dương, tích của 4 số nguyên âm còn lại cùng là một số nguyên dương. Do đó P dương.
Q là tích của 6 số nguyên khác 0 trong đó có duy nhất một số dương nên 5 số còn lại là số nguyên âm và tích của 5 số nguyên âm cũng là một số nguyên âm. Do đó Q âm.
b) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số lẻ thì có dấu âm.
c) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì có dấu dương.
Hoạt động khám phá 5 trang 68 Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện các phép tính rồi so sánh kết quả tương ứng ở hai cột màu xanh và màu đỏ.
Lời giải:
+) Với a = 4, b = 3, c = 2
4.(3+2) = 4.5 = 20; 4.3 + 4.2 = 12 + 8 =20.
Vậy 4.(3 + 2) = 4.3 + 4.2.
+) Với a = -2, b = -3, c = 5
(-2).[(-3) + 5] = (-2).(2) = -4; (-2).(-3) + (-2).5 = 6 + (-10) = -4.
Vậy (-2).[(-3) + 5] = (-2).(-3) + (-2).5.
+) Với a = -4, b = 2, c = 7
(-4).(2 + 7) = (-4).9 = - 36; (-4).2 + (-4).7 = (-8) + (-28) = - 36.
Vậy (-4).(2 + 7) = (-4).2 + (-4).7.
+) Với a = -2, b = -9, c = -3
(-2).[(-9) + (-3)] = (-2).(-12) = 24; (-2).(-9) + (-2).(-3) = 18 + 6 = 24.
Vậy (-2).[(-9) + (-3)] = (-2).(-9) + (-2).(-3).
a |
b |
c |
a(b + c) |
ab + ac |
4 |
3 |
2 |
20 |
20 |
-2 |
-3 |
5 |
-4 |
-4 |
-4 |
2 |
7 |
-36 |
-36 |
-2 |
-9 |
-3 |
24 |
24 |
Nhận xét a(b + c) = ab + ac.
Thực hành 4 trang 68 Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện phép tính:
(-2).29 + (-2).(-99) + (-2).(-30).
Lời giải:
(-2).29 + (-2).(-99) + (-2).(-30).
= (-2).[29 + (-99) + (-30)]
= (-2).[(-70) + (-30)]
= (-2).(-100)
= 2 . 100
= 200.
Hoạt động khám phá 6 trang 68 Toán lớp 6 Tập 1: Một tàu lặn thám hiểm đại dương lặn xuống thêm được 12 m trong 3 phút. Hỏi trung bình mỗi phút tàu lặn xuống thêm được bao nhiêu mét?
Hãy dùng số nguyên âm để giải bài toán trên.
Lời giải:
Trong 3 phút, tàu lặn xuống 12 m hay tàu lặn được: - 12 m
Một phút tàu lặn được: (-12) : 3 = - 4 m.
Vậy mỗi phút tàu lặn xuống thêm được 4 m.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: