Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 6 Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên
Bài 1 trang 55 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tính:
a) (-9).12
b) (-8).(-15)
c) 10.(-25)
d) 34.(+60)
Lời giải:
a) (-9).12 = -108
b) (-8).(-15) = 8.15 = 120
c) 10.(-25) = -250
d) 34.(+60) = 2 040
a) (-315).5
b) (-5).315
c) (-5).(-315)
Lời giải:
Ta có 315.5 = 1 575
a) (-315).5 = -1 575
b) (-5).315 = -1 575
c) (-5).(-315) = 1 575
Bài 3 trang 55 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Không thực hiện phép tính , hãy so sánh:
a) (+5).(-9) với 0
b) (-6).7 với 7
c) (-15).(-8) với (+15).(+8)
Lời giải:
a) (+5).(-9) là tích của hai số nguyên trái dấu nên tích này mang dấu âm. Do đó (+5).(-9) < 0.
Vậy (+5).(-9) < 0.
b) (-6).7 là tích của hai số nguyên trái dấu nên tích này mang dấu âm mà 7 là một số nguyên dương. Do đó (-6).7 < 7.
Vậy (-6).7 < 7.
c) Ta có (-15).(-8) là tích của hai số nguyên âm nên tích này mang dấu dương
và (+15).(+8) cũng là tích của hai số nguyên âm nên tích này mang dấu dương.
Do đó (-15).(-8) = (+15).(+8).
Vậy (-15).(-8) = (+15).(+8).
Bài 4 trang 55 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1:
a) Tìm x sao cho 25.x = 200
b) Không tính toán, hãy nói ngay x bằng bao nhiêu, nếu:
25.x = -200
(-25).x = 200
Lời giải:
a) 25.x = 200
⇔x = 200:25
⇔ x = 8
Vậy x = 8.
b) +) 25.x = -200
⇔ x = (-200):25 = -8
Vậy x = -8.
+) (-25).x = 200
⇔ x = 200 : (-25) = -8
Vậy x =-8.
Bài 5 trang 56 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số nguyên x, biết:
a) (-35).x = -210
b) (-7).x = 42
c) 180 : x = -12
Lời giải:
a) (-35).x = -210
⇔ x = (-210) : (-35)
⇔ x = 6
Vậy x = 6.
b) (-7).x = 42
⇔ x = 42 : (-7)
⇔ x = - 6
Vậy x = - 6.
c) 180 : x = -12
⇔ x = 180 : (-12)
⇔ x = -15
Vậy x = -15.
Bài 6 trang 56 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm các bội của 7; -7
Lời giải:
Các bội của 7 và – 7 đều có dạng 7.k với nên các bội của 7 và – 7 là: 0; 7; -7; 14; - 14; 21; -21; 28; -28; …
Vậy B(7) = B(-7) = {0; 7; - 7; 14; -14; 21; -21; 28; -28; …}.
Lời giải:
Các ước của 4 là: -1; 1; -2; 2; -4; 4
Các ước của -8 là: -1; 1; -2; 2; -4; 4; -8; 8
Các ước của 19 là: -1; 1; -19; 19
Các ước của -34 là: -1; 1; -2; 2; -17; 17; -34; 34
Lời giải:
Biểu diễn điểm giảm của Minh bằng số nguyên là -75
Minh bắn trượt mục tiêu (-75) : (-15) = 5 (lần).
Vậy Minh đã bắn trược mục tiêu 5 lần.
b) Từ vị trí đã lặn xuống, tàu ngầm mất 12 phút để lên mặt nước. Vậy trong một phút tàu đã di chuyển lên trên bao nhiêu mét?
Lời giải:
a) Mỗi phút tàu lặn xuống: 2880 : 16 = 180 (m)
Vậy mỗi phút tàu lặn xuống 180 m.
b) Mỗi phút tàu di chuyển lên: 2880 : 12 = 240 (m)
Vậy mỗi phút tàu di chuyển lên 240 m.
a) Nhiệt độ đã thay đổi bao nhiêu từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối?
b) Nhiệt độ thay đổi ổn định từ trưa đến tối. Hỏi mỗi giờ nhiệt độ đã thay đổi bao nhiêu độ?
Lời giải:
a) Nhiệt độ từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối thay đổi: (-4) - 10 = -140C.
Từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối nhiệt độ giảm 140C.
b) Từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối có: 19 – 12 = 7 tiếng
Mỗi giờ nhiệt độ thay đổi: (-14) : 7 = -20C.
Do đó trung bình mỗi giờ nhiệt độ giảm 20C.
Lời giải:
Trung bình mỗi phút máy bay giảm:
5 208 : 7 = 744 (m)
Vậy mỗi phút máy bay đã giảm 744m độ cao.
Lời giải:
Số điểm của học sinh đó đạt được là:
35.5 + 10.(-3) + 5.0 = 145 (điểm)
Vậy số điểm bài kiểm tra trắc nghiệm mà học sinh đó đạt được là 145 điểm.
Lý thuyết Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên
1. Nhân hai số nguyên khác dấu
Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
− Tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là một số nguyên âm.
− Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (−) trước kết quả nhận được.
Chú ý: Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:
(+ a) . (−b) = − a . b
(− a) . (+ b) = − a . b
Ví dụ: Tính:
a) (−9) . 4;
b) 6 . (−11);
c) (−14) . 50.
Hướng dẫn giải
a) (−9) . 4 = −(9. 4) = − 36;
b) 6 . (−11) = − (6 . 11) = −66;
c) (−14) . 50 = − (14 . 50) = − 700.
2. Nhân hai số nguyên cùng dấu
Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
− Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.
− Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng.
Chú ý:
• Cho hai số nguyên dương a và b, ta có: (−a) . (−b) = (+a) . (+b) = a . b.
• Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn luôn là một số nguyên dương.
Ví dụ: Tính:
a) 15 . 6;
b) (−55) . (−10);
c) (+22) . (+11).
Hướng dẫn giải
a) 15 . 6 = 90;
b) (−55) . (−10) = 55 . 10 = 550;
c) (+22) . (+11) = 22 . 11 = 242.
3. Tính chất của phép nhân các số nguyên
a) Tính chất giao hoán
Phép nhân hai số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là:
a . b = b . a
Chú ý:
• a . 1 = 1 . a = a;
• a . 0 = 0 . a = 0.
• Cho hai số nguyên x, y:
Nếu x . y = 0 thì x = 0 hoặc y = 0.
Ví dụ: Nếu (a + 5) . (a – 14) = 0 thì
a + 5 = 0 hoặc a – 14 = 0.
Suy ra a = –5 hoặc a = 14.
b) Tính chất kết hợp
Phép nhân các số nguyên có tính chất kết hợp:
(a . b) . c = a . (b . c)
Chú ý: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân, ta có thể viết tích của nhiều số nguyên:
a . b . c = a . (b . c) = (a . b) . c.
Ví dụ:
[(−4) . (−5)] . 8 = (−4) . [(−5) . 8]
= (−4) . (−5) . 8 = 4 . 5 . 8
= 20 . 8 = 160.
c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép cộng:
a(b + c) = ab + ac
Phép nhân số nguyên có tính chất phân phối đối với phép trừ:
a(b − c) = ab – ac
Ví dụ: Thực hiện phép tính:
(−5) . 29 + (−5) . (−99) + (−5) . (−30).
Hướng dẫn giải
(−5) . 29 + (−5) . (−99) + (−5) . (−30)
= (−5) . [29 + (−99) + (−30)]
= (−5) . [(−70) + (−30)]
= (−5) . (−100)
= 5 . 100
= 500.
4. Quan hệ chia hết và phép chia trong tập hợp số nguyên
Cho và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì
• Ta nói a chia hết cho b, kí hiệu là a ⋮ b.
• Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích.
Ta gọi q là thương của phép chia a cho b, kí hiệu là a : b = q.
Ví dụ: Ta có: (−15) = 3 . (−5) nên ta nói:
• (−15) chia hết cho (−5);
• (−15) : (−5) = 3;
• 3 là thương của phép chia (−15) cho (−5).
5. Bội và ước của một số nguyên
Cho . Nếu a ⋮ b thì ta nói a là bội của b là b là ước của a.
Ví dụ: Ta có (−15) ⋮ (−5) nên ta nói (−15) là bội của (−5) và (−5) là ước của (−15).
Nếu c vừa là ước của a, vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b.
Ví dụ: Vì 4 vừa là ước của 8 vừa là ước của 12 nên 4 là ước chung của 8 và 12.