Giải Lịch sử 10 trang 25 Kết nối tri thức

1.4 K

Với Giải Lịch sử 10 trang 25 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 10 trang 25 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 25 Lịch sử 10: Dựa vào thông tin về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (tr.19), hãy cho biết: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành khoa học nào?

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc nội dung về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (tr.19)

Trả lời:

Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành khoa học như địa chất, lịch sử- văn hóa, môi trường sinh thái, toán học, cổ sinh học, hóa học v.v….

Câu hỏi 2 trang 25 Lịch sử 10: Hãy cho biết vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 24 SGK

Trả lời:

Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học:

- Thống kê, phân tích trình bày các thành tựu kinh tế- xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ

- Giám định Sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học- kĩ thuật,…

- Đoán định niên đại của các di vật lịch sử

- Hỗ trợ tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,

Luyện tập 1 trang 25 Lịch sử 10: Nêu và phân tích và một số ví dụ để làm rõ về việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử. 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin qua internet

Trả lời:

Nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu lịch sử có thể kể đến nghiên cứu về Đường Lâm, Cổ Loa, Bách Cốc. 

Cụ thể trong dự án Bách Cốc, Bách Cốc là một làng cổ thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hợp tác nghiên cứu Bách Cốc đã kéo dài hơn 10 năm liền, với sự tham gia của rất nhiều học giả đa lĩnh vực của cả Nhật Bản và Việt Nam. Chỉ tính trong vòng 10 năm đầu, từ 1993 đến 2002, riêng phía Nhật Bản đã có 176 người từ 17 trường đại học với nhiều lĩnh vực như sử học, xã hội học, nhân loại học, địa lý, khảo cổ học, kinh tế học, môi trường học... tham gia. Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tài liệu, dấu vết của các giai đoạn lịch sử từ thời Hùng Vương đến các Triều đại phong kiến Việt Nam. Thông qua chương trình nghiên cứu làng cổ Bách Cốc, các nhà khoa học đưa ra một cách nhìn chính xác về cấu trúc mô hình làng, đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại có vai trò quan trọng nhất trong đời sống xã hội của người Việt trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội học, khảo cổ học, dân tộc học.

Luyện tập 2 trang 25 Lịch sử 10: Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa Sử học với một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội  và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích. 

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Ví dụ đó là mối liên hệ giữa Sử học và Toán học. 

Trong quá trình nghiên cứu sử học, ta bắt gặp các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ta cần áp dụng Toán học vào phương pháp tính định lượng để xử lí dữ liệu, phân tích dữ liệu, từ đó đi đến kết luận chính xác nhất.

Vận dụng 1 trang 25 Lịch sử 10: Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/ gia đình của em…. Trong những năm gần đây (lưu ý: trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp liên ngành).

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế:

- Ngôi trường em đang theo học tên là gì?

- Ngôi trường đó xây dựng năm nào?

- Trường đã đạt được những thành tích gì? 

Trả lời:

Vận dụng 2 trang 25 Lịch sử 10: Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử, nêu tác dụng của nó.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Trả lời:

Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giờ học lịch sử. 

Tác dụng của công nghệ thực tế ảo này:

+ Giúp những con người hiện đại có thể chiêm ngắm hình ảnh cổ xưa của di tích, và có thể bước vào không gian di sản kiến trúc cách nay hàng thế kỉ. 

+Phục vụ việc lưu trữ dữ liệu, bảo tồn văn hóa, tái lập phế tích, quảng bá di sản văn hóa thời 

+ Ứng dụng trong công tác trưng bày bảo tàng, giáo dục di sản, quảng bá văn hóa truyền thống, điện ảnh, du lịch...

Xem thêm các bài giải Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Lịch sử 10 trang 21

Giải Lịch sử 10 trang 23

Giải Lịch sử 10 trang 24

Đánh giá

0

0 đánh giá