Với giải Vận dụng 1 trang 25 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Vận dụng 1 trang 25 Lịch sử 10: Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/ gia đình của em…. Trong những năm gần đây (lưu ý: trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp liên ngành).
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế:
- Ngôi trường em đang theo học tên là gì?
- Ngôi trường đó xây dựng năm nào?
- Trường đã đạt được những thành tích gì?
Trả lời:
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học?
A. Giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
B. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.
C. Là nguồn gốc của những nhận thức lịch sử của con người.
D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
Đáp án đúng là: A
Sử học luôn sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,… của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát,… trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn. (SGK - Trang 22)
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
A. Là chất liệu của các công trình khoa học xã hội và nhân văn.
B. Là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình khoa học.
C. Là tấm gương phản chiến giá trị của các công trình khoa học.
D. Là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các ngành khoa học xã hội.
Đáp án đúng là: D
Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và đều không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Vì vậy, lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó đối với cuộc sống. (SGK - Trang 21)
Câu 3. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm
A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.
Đáp án đúng là: B
Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành như Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học,... để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát. Trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn. (SGK - Trang 22)
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Bài 5 : Khái niệm Văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại