Phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm chi tiết, đầy đủ 2023

2.1 K

1. Phương trình tổng quát của đường thẳng

Đường thẳng Δ có phương trình tổng quát là: ax + by + c = 0;\left( {{a^2} + {b^2} \ne 0} \right) nhận \overrightarrow n  = \left( {a;b} \right) làm vectơ pháp tuyến.

2. Phương trình tham số của đường thẳng

- Phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm A\left( {{x_0},{y_0}} \right) nhận \overrightarrow u (a,b) làm vecto chỉ phương, Ta có:

B\left( {x,y} \right) \in d \Leftrightarrow \overrightarrow {AB}  = t\overrightarrow u  \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {x - {x_0} = at} \\ 
  {y - {y_0} = bt} 
\end{array}} \right.

\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {x = {x_0} + at} \\ 
  {y = {y_0} + bt} 
\end{array}} \right.;\left( {{a^2} + {b^2} \ne 0,t \in \mathbb{R}} \right)

- Đường thẳng d đi qua điểm A\left( {{x_0},{y_0}} \right), nhận \overrightarrow u (a,b) là vecto chỉ phương, phương trình chính tắc của đường thẳng là \frac{{x - {x_0}}}{a} = \frac{{y - {y_0}}}{b} với (a,b \ne 0)

3. Cách viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm

a. Sử dụng định nghĩa

Bài toán: Cho hai điểm A(a, b), B(c, d). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

Phương pháp:

Bước 1: Tính: \overrightarrow {AB}  = \left( {c - a;d - b} \right) (vectơ chỉ phương của đường thẳng d)

Bước 2: Xác định vectơ pháp tuyến của đường thẳng d: \overrightarrow n  = \left( {b - d;c - a} \right)

Bước 3: Phương trình đường thẳng d:

\left( {b - d} \right)\left( {x - a} \right) + \left( {c - a} \right)\left( {y - b} \right) = 0

b. Sử dụng phương trình tổng quát

Bài toán: Cho hai điểm A(a, b), B(c, d). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

Phương pháp:

Bước 1: Gọi phương trình tổng quát của đường thẳng d là y = mx + n (*)

Bước 2: Thay tọa độ A, B vào phương trình tổng quát ta thu được hệ phương trình ẩn m, n

\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {b = am + n} \\ 
  {d = cm + n} 
\end{array}} \right. \Rightarrow \left( {m;n} \right) = \left( {?;?} \right)

Thay m, n vừa tìm được vào phương trình (*) ta suy ra phương trình cần tìm.

4. Bài tập ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Viết phương trình đường thẳng đi qua các điểm cực trị của hàm số y = x3 - 2x2 - x + 1

Lời giải:

Ta có y' = 3x2 - 4x - 1, y' = 0 có hai nghiệm phân biệt nên hàm số luôn có 2 điểm cực trị

Thực hiện phép chia y cho y' ta được Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực  trị cực hay, có lời giải

Do đó đường thẳng đi qua hai điểm cực trị có phương trình Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực  trị cực hay, có lời giải

Ví dụ 2: Biết đồ thị hàm số y = x3 - 3mx2 + 3(m2 - 1)x - m3 có hai điểm cực trị A và B. Viết phương trình đường thẳng AB.

Lời giải:

Thực hiện phép chia y cho y' ta được phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị A và B là

AB: y = (-m2 + 6m - 9)x - m2 + 3m - 3

Ví dụ 3: Tìm m để đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số y = 2x3 + 3(m - 1)x2 + 6(m - 2)x - 1 song song với đường thẳng y = -4x + 1.

Lời giải:

Ta có y' = 6x2 + 6(m - 1)x + 6(m - 2)

Hàm số có cực trị ⇔ y' = 0 có 2 nghiệm phân biệt

⇔ Δ' > 0 ⇔ 9(m - 1)2 - 36(m - 2) > 0 ⇔ 9(m - 3)2 > 0 ⇔ m ≠ 3

Thực hiện phép chia y cho y' ta có phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực trị là:

d: y = (-m2 + 6m - 9)x - m2 + 3m - 3

Khi đó d song song với đường thẳng y = -4x + 1

Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực  trị cực hay, có lời giải

Ví dụ 4: Tìm m để đồ thị hàm số y = x3 - 3x2 + mx có hai điểm cực trị Avà B đối xứng nhau qua đường thẳng x - 2y - 5 = 0

Lời giải:

Ta có: y' = 3x2 - 6x + m; y' = 0 ⇔ 3x2-6x + m = 0

Hàm số có hai cực trị khi và chỉ khi Δ' = 9 - 3m > 0 ⇔ m < 3(*)

Thực hiện phép chia y cho y', suy ra phương trình AB: Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực  trị cực hay, có lời giải

Đường thẳng d: x - 2y - 5 = 0 được viết lại Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực  trị cực hay, có lời giải

Do A,B đối xứng nhau qua dthì thỏa mãn điều kiên cần là Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực  trị cực hay, có lời giải (thỏa mãn (*))

Với m = 0 hàm số có dạng y = x3 - 3x2 có hai điểm cực trị A(0;0), B(2;-4)

Khi đó trung điểm AB là I(1;-2) ∈ d (thỏa mãn điều kiện đủ)

Vậy giá trị m = 0 là đáp số của bài toán.

Ví dụ 5: Đường thẳng đi qua A(1; -2) , nhận n = (1; -2) làm véc tơ pháp tuyến có phương trình là:

A. x - 2y + 1 = 0.    B. 2x + y = 0    C. x - 2y - 5 = 0    D. x - 2y + 5 = 0

Lời giải:

Gọi (d) là đường thẳng đi qua A và nhận n = (1; -2) làm VTPT

=>Phương trình đường thẳng (d) : 1(x - 1) - 2(y + 2) = 0 hay x - 2y – 5 = 0

Chọn C.

Ví dụ 6: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua M(1; -3) và nhận vectơ n(1; 2) làm vectơ pháp tuyến.

A. ∆: x + 2y + 5 = 0    B. ∆: x + 2y – 5 = 0    C. ∆: 2x + y + 1 = 0    D. Đáp án khác

Lời giải:

Đường thẳng ∆: qua M( 1; -3) và VTPT n(1; 2)

Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ là 1(x - 1) + 2(y + 3) = 0

Hay x + 2y + 5 = 0

Chọn A.

Ví dụ 7: Cho đường thẳng (d): x-2y + 1= 0 . Nếu đường thẳng (∆) đi qua M(1; -1) và song song với d thì ∆ có phương trình

A. x - 2y - 3 = 0    B. x - 2y + 5 = 0    C. x - 2y +3 = 0    D. x + 2y + 1 = 0

Lời giải:

Do đường thẳng ∆// d nên đường thẳng ∆ có dạng x - 2y + c = 0 (c ≠ 1)

Ta lại có M(1; -1) ∈ (∆) ⇒ 1 - 2(-1) + c = 0 ⇔ c = -3

Vậy phương trình ∆: x - 2y - 3 = 0

Chọn A

Ví dụ 8: Cho ba điểm A(1; -2); B(5; -4) và C(-1;4) . Đường cao AA’ của tam giác ABC có phương trình

A. 3x - 4y + 8 = 0    B. 3x – 4y - 11 = 0    C. -6x + 8y + 11 = 0    D. 8x + 6y + 13 = 0

Lời giải:

Ta có BC = (-6; 8)

Gọi AA’ là đường cao của tam giác ABC

⇒ AA' nhận VTPT n = BC = (-6; 8) và qua A(1; -2)

Suy ra phương trình AA’: -6(x - 1) + 8(y + 2) = 0

Hay -6x + 8y + 22 = 0 ⇔ 3x - 4y - 11 = 0.

Chọn B

Ví dụ 9: Đường thẳng d đi qua điểm A( 1; -3) và có vectơ pháp tuyến n( 1; 5) có phương trình tổng quát là:

A. d: x + 5y + 2 = 0    B. d: x- 5y + 2 = 0    C. x + 5y + 14 = 0    D. d: x - 5y + 7 = 0

Lời giải:

Ta có: đường thẳng d: qua A( 1; -3) và VTPT n( 1; 5)

⇒ Phương trình tổng quát của đường thẳng d:

1( x - 1) + 5.(y + 3) = 0 hay x + 5y + 14 = 0

Chọn C.

Ví dụ 10: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(2; -1); B( 4; 5) và C( -3; 2) . Lập phương trình đường cao của tam giác ABC kẻ từ A

A. 7x + 3y – 11 = 0    B. -3x + 7y + 5 = 0    C. 3x + 7y + 2 = 0    D. 7x + 3y + 15 = 0

Lời giải:

Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A.

Đường thẳng AH : qua A( 2;-1) và Nhận VTPT BC( 7; 3)

⇒ Phương trình đường cao AH :

7( x - 2) + 3(y + 1) = 0 hay 7x + 3y – 11 = 0

Chọn A.

Ví dụ 11: Cho tam giác ABC cân tại A có A(1 ; -2). Gọi M là trung điểm của BC và

M( -2 ; 1). Lập phương trình đường thẳng BC ?

A. x + y - 3 = 0    B. 2x - y + 6 = 0    C. x - y + 3 = 0    D. x + y + 1 = 0

Lời giải:

+ Do tam giác ABC cân tại A nên đường trung tuyến AM đồng thời là đường cao

⇒ AM vuông góc BC.

⇒ Đường thẳng BC nhận AM( -3 ; 3) = -3(1 ; -1) làm VTPT

+ Đường thẳng BC : qua M(-2; 1) và VTPT n( 1; -1)

⇒ Phương trình đường thẳng BC :

1(x + 2) - 1(y - 1) = 0 hay x - y + 3 = 0

Chọn C.

Ví dụ 12: Cho tam giác ABC có đường cao BH : x + y - 2 = 0, đường cao CK : 2x + 3y - 5 = 0 và phương trình cạnh BC : 2x - y + 2 = 0. Lập phương trình đường cao kẻ từ A của tam giác ABC ?

A. x - 3y + 1 = 0    B. x + 4y - 5 = 0    C. x + 2y - 3 =0    D. 2x - y + 1 = 0

Lời giải:

+ Gọi ba đường cao của tam giác ABC đồng quy tại P. Tọa độ của P là nghiệm hệ phương trình :

Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 ⇒ P( 1 ; 1)

+Tọa độ điểm B là nghiệm hệ phương trình :

Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 ⇒ B( 0 ;2)

Tương tự ta tìm được tọa độ C(- Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 ; Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 )

+ Đường thẳng AP : Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10

⇒ Phương trình đường thẳng AP :

1(x - 1) + 2(y - 1) = 0 ⇔ x + 2y - 3 = 0

Chọn C.

Ví dụ 13: Phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua O và song song với đường thẳng ∆ : 3x + 5y - 9 = 0 là:

A. 3x + 5y - 7 = 0    B. 3x + 5y = 0    C. 3x - 5y = 0    D. 3x - 5y + 9 = 0

Lời giải:

Do đường thẳng d// ∆ nên đường thẳng d có dạng : 3x + 5y + c = 0 ( c ≠ - 9)

Do điểm O(0; 0) thuộc đường thẳng d nên :

3.0 + 5.0 + c = 0 ⇔ c = 0

Vậy phương trình đường thẳng d: 3x + 5y = 0

Chọn B.

Ví dụ 14: Cho tam giác ABC có B(-2; -4). Gọi I và J lần lượt là trung điểm của AB và AC. Biết đường thẳng IJ có phương trình 2x - 3y + 1 = 0. Lập phương trình đường thẳng BC?

A. 2x + 3y - 1 = 0    B. 2x - 3y - 8 = 0    C. 2x + 3y - 6 = 0    D. 2x - 3y + 1 = 0

Lời giải:

Do I và J lần lượt là trung điểm của AB và AC nên IJ là đường trung bình của tam giác ABC.

⇒ IJ// BC.

⇒ Đường thẳng BC có dạng : 2x - 3y + c = 0 ( c ≠ 1)

Mà điểm B thuộc BC nên: 2.(-2) - 3(-4) + c = 0 ⇔ c = -8

⇒ phương trình đường thẳng BC: 2x - 3y - 8 = 0

Chọn B.

Ví dụ 15: Cho ba đường thẳng (a):3x - 2y + 5 = 0; (b): 2x + 4y - 7 = 0 và

(c): 3x + 4y - 1 = 0 . Phương trình đường thẳng d đi qua giao điểm của a và b , và song song với c là:

A. 24x + 32y - 53 = 0.    B. 23x + 32y + 53 = 0    C. 24x - 33y + 12 = 0.    D. Đáp án khác

Lời giải:

Giao điểm của (a) và ( b) nếu có là nghiệm hệ phương trình :

Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 ⇒ A( Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 ; Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 )

Ta có đường thẳng d // c nên đường thẳng d có dạng: 3x+ 4y+ c= 0 (c≠-1)

Vì điểm A thuộc đường thẳng d nên : 3.Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 + 4.Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 + c = 0 ⇔ c= Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10

Vậy d: 3x + 4y + Cách viết phương trình tổng quát của đường thẳng lớp 10 cực hay - Toán lớp 10 = 0 ⇔ d3 = 24x + 32y - 53 = 0

Đánh giá

0

0 đánh giá