Với giải Bài tập 3 trang 29 VTH Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Phần đọc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc
Bài tập 3 trang 29 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Gạch chân các thành ngữ và phân tích tác dụng của chúng.
a. Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
(Tú Xương – Thương vợ)
b. Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Trả lời:
a. Thành ngữ: Năm nắng mười mưa
- Tác dụng: Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được Tú Xương diễn đạt trong câu thơ chỉ sự vất vả, tất bật lo toan của bà Tú, không dám ngơi nghỉ dù nắng hay mưa. Đó cũng là cuộc sống, số phận khổ cực mà bà Tú phải chịu. Đây là thành ngữ quen thuộc trong vô số thành ngữ của Việt Nam, giờ đây được Tú Xương vận dụng vào thơ của mình, điều đó càng chứng tỏ sự đồng cảm, thương vợ của ông.
b. Thành ngữ: Chân cứng đá mềm / Trời yên biển lặng.
- Tác dụng: Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khỏe, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm. Thành ngữ “Trời yên biển lặng” cũng trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.
Xem thêm lời giải vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài tập 1 trang 23 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hoàn thiện sơ đồ đặc điểm của tục ngữ bên dưới:
Bài tập 3 trang 26 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Kinh nghiệm gì được thể hiện trong mỗi câu tục ngữ bên dưới:
Bài tập 2 trang 27 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Bài tập 1 trang 27 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ghi lại 3 câu tục ngữ có ý nghĩa mà em thường hay sử dụng.
Bài tập 1 trang 28 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hoàn thiện bảng so sánh tục ngữ và thành ngữ.
Bài tập 3 trang 29 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Gạch chân các thành ngữ và phân tích tác dụng của chúng.
Bài tập 6 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đặt câu với các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được ở bài tập 5.