Sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Trí tuệ dân gian

4.8 K

Với giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 7: Trí tuệ dân gian sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ văn lớp 7 Bài 7: Trí tuệ dân gian

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trình bày đặc điểm và chức năng của tục ngữ

Trả lời:

a. Đặc điểm: Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao đọng sản xuất, con người và xã hội. Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm:

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ).

- Có nhịp điệu, hình ảnh.

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”) hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau (gọi là “vần cách”).

- Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.

- thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.

b. Chức năng: Tục ngữ thường được sử dụng chủ yếu nhằm làm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em hãy chọn một câu tục ngữ và phân tích số dòng, số chữ, số vế, vần, … trong câu tục ngữ đó.

Trả lời:

Ví dụ câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” có:

+ Số dòng: 1

+ Số chữ: 8

+ Số vế: 4

+ Vần: ân (phân – cần)

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Khi đọc tục ngữ, em nên chú ý điều gì?

Trả lời:

Khi đọc văn bản theo thể loại tục ngữ, em nên chú ý:

- Xác định số dòng, số chữ, vần, cấu trúc các vế trong các câu tục ngữ

- Xác định nghĩa của những từ ngữ khó hiểu

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo.

- Tìm và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (nếu có).

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” chỉ có bốn chữ. Em hãy tìm thêm các câu tục ngữ khác có số lượng chữ như vậy.

Trả lời:

Một số câu tục ngữ cũng có bốn chữ:

- Ở hiền gặp lành

- Uống nước nhớ nguồn

- Chó treo mèo đậy

Lưu ý: Tránh chọn nhầm thành ngữ có bốn chữ.

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

1. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

2. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

3. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa

4. Tháng Ba mưa đám, tháng Tám mưa cơn

5. Mưa tháng Bảy gẫy cành trám

Nắng tháng Tám rám trái bưởi

6. Rét tháng Ba, bà già chết cóng

7. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

8. Mống Đông vồng Tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

(in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên),

NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan,

NXB Văn học, 2016

a. Theo em, các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? Căn cứ vào đâu em biết điều đó?

b. Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5 vào bảng sau:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

8

1

2

2

     

3

     

4

     

5

     

c. Xác định các cặp vần trong các câu tục ngữ và điền vào bảng dưới đây:

Câu

Cặp vần

Loại vần

1

nắng – trắng

Vần cách

2

   

3

   

4

   

5

   

6

   

7

   

8

   

Nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên

d. Bốn câu tục ngữ đầu có gì giống và khác nhau (về nội dung, số dòng, số chữ, số vế, vần, …)?

đ. Theo em, các câu tục ngữ trên có thể giúp ích gì cho cuộc sống của con người?

Trả lời:

a. Các câu tục ngữ trên cùng nói về những kinh nghiệm của dân gian về thời tiết.

b. Có thể điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ 1 đến 5 vào bảng như sau:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

8

1

2

2

8

1

2

3

8

1

2

4

8

1

2

5

12

2

2

c. Xác định các cặp vần trong các câu tục ngữ như sau:

Câu

Cặp vần

Loại vần

1

nắng – trắng

Vần cách

2

ráo – sáo

Vần sát

3

gió – đỏ

Vần sát

4

đám - tám

Vần cách

5

bảy – gẫy

Tám - rám

Vần sát

6

ba - bà

Vần sát

7

bò - lo

Vần cách

8

Đông – vồng

Tây - dây

Vần sát

Vần cách

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ nêu trên: tạo nên sự hài hòa về âm thanh cho các câu tục ngữ.

d. Bốn câu tục ngữ đầu cùng nói đến kinh nghiệm của dân gian về mưa và đều tương tự nhau về số dòng, số chữ, số vế. Tuy nhiên, về cách gieo vần thì có sự khác nhau.

đ. Các câu tục ngữ trên có thể giúp chúng ta dự báo thời tiết bằng cách quan sát các hiện tượng tự nhiên.

Câu 6 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

1. Con trâu là đầu cơ nghiệp

2. Ruộng không phân như thân không của

3. Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn.

4. Được mùa cau, đau mùa lúa

5. Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi

6. Tháng Hai trồng cà, tháng Ba trồng đỗ

7. Tháng Tám mưa trai, tháng Hai mưa thóc

8. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông

9. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

10. Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc.

11. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

(In trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên),

NXB Văn hóa Thông tin, 2022; Tục ngữ cao dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan,

NXB Văn học, 2016

a. Theo em, các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?

b. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 3 đến số 11.

c. Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

d. Về mặt hình thức, câu tục ngữ số 11 có gì khác biệt so với các câu tục ngữ còn lại?

đ. Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì đối với lao động sản xuất?

e. Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng một trong những câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.

Trả lời:

a. Các câu tục ngữ trên cùng nói về những kinh nghiệm của dân gian về lao động sản xuất.

b. Có thể xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 3 đến số 11 như sau:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

3

8

1

2

4

6

1

2

5

8

1

2

6

8

1

2

7

8

1

2

8

8

1

2

9

10

1

2

10

8

1

2

11

8

1

4

c. Có thể xác định các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ như sau:

Câu

Cặp vần

Loại vần

1

trâu – đầu

Vần cách

2

phân – thân

Vần cách

3

đông – lông

Vần cách

4

Cau – đau

Vần cách

5

sỏi – tỏi

Vần cách

6

cà – Ba

Vần cách

7

trai – Hai

Vần cách

8

vạng – rạng

Vần cách

9

nằm – tằm

Vần cách

10

trâu – giàu

Vần cách

11

phân – cần

Vần cách

d. Câu tục ngữ số 11 có 4 vế, là một phép liệt kê.

đ. Các câu tục ngữ trên giúp người nông dân hiểu thêm giá trị của trâu và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất.

e.

Cô Tư trò chuyện với bác Năm:

- Ruộng nhà bác Năm bón được nhiều phân, lúa năng suất hẳn bác nhỉ? Đúng là “Ruộng không phân như thân không của”.

- Cảm ơn cô Tư, ơn giời năm nay được cái mưa thuận gió hòa, lại bón phân đúng thời điểm nên lúa phát triển đều.

- Em có khi cũng phải học theo kĩ thuật canh tác của bác mới được.

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm và phân tích ví dụ để phân biệt thành ngữ và tục ngữ.

Trả lời:

- Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ:

+ Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức.

+ Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau.

+ Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.

+ Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể.

- Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ:

+ Thành ngữ là những cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.

+ Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

+ Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau. Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên, bài học được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Nói quá là biện pháp …………………… mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

b. nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt ……………, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Trả lời:

a. Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

b. Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đặt câu với các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ ấy thuộc thành phần nào trong câu:

a. vắt chân lên cổ

b. ruột để ngoài da

c. nghĩ nát óc

Trả lời:

a. Nó // vắt chân lên cổ để làm bài mà vẫn không kịp giờ.

Thành ngữ vắt chân lên cổ thuộc vị ngữ của câu.

b. Bà ấy // là người ruột để ngoài da

Thành ngữ ruột để ngoài da bổ sung ý nghĩa cho “người”, thuộc vị ngữ của câu.

c. Tôi // nghĩ nát óc mà vẫn chưa tìm ra cách giải bài toán này.

Thành ngữ nghĩ nát óc thuộc vị ngữ của câu

Lưu ý: Trong các câu trên, kí hiệu // dùng để đánh dấu ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ sau

a. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

b. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

c. Ruộng không phân như thân không của

d. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Trả lời:

a. Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo sử dụng biện pháp ẩn dụ: “sóng cả” chỉ “khó khăn, thử thách”, “ngã tay chèo” chỉ ý “buông xuôi, không tiếp tục nữa”.

b. Một cây làm chẳng nên non

ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu tục ngữ trên sử dụng biện pháp hoán dụ và ẩn dụ. Hoán dụ: “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều. Ẩn dụ: “chụm lại” chỉ sự đoàn kết; “non”, “hòn núi cao” chỉ sự thành công.

c. Câu tục ngữ Ruộng không phân như thân không của sử dụng biện pháp so sánh.

d. Câu tục ngữ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng sử dụng biện pháp ẩn dụ: “ăn cơm nằm” chỉ ý “nhàn hạ”, “ăn cơm đứng” chỉ ý “vất vả”.

tác dụng của các biện pháp tu từ: làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh và biểu cảm.

Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm ít nhất một trường hợp tục ngữ hoặc thành ngữ được sử dụng trong sáng tác văn chương.

Trả lời:

Ví dụ:

a. Thành ngữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hồ Xuân Hương sử dụng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” để nói về thân phận long đong, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Hoặc trong truyện Một bữa no (khi viết về nhân vật bà cái Tý): “…Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng để dành dăm bảy đồng mua một cái áo quan về đợi ngày chui vào…”. Sử dụng thành ngữ “thắt lưng buộc bụng”, Nam Cao đã gợi lên hình ảnh những người phụ nữ nghèo khổ, chắt chiu, dè xẻn, tằn tiện suốt đời và bộc lộ nỗi xót thương sâu sắc của tác giả.

b. Tục ngữ:

“Sau hàng rào, bà trưởng Bạt, đứng lấp ló nhìn qua lớp lá râm bụt, can:

– Thôi mà, chị Pha, một câu nhịn là chín câu lành” (Trích “Bước đường cùng” – Nguyễn Công Hoan)

Câu 6 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Cách diễn đạt “Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn” có gì đặc biệt? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ này và nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Trả lời:

Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn là cách diễn đạt phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nói quá. Biện pháp này có tác dụng nhấn mạnh tác hại của việc làm chuồng gà hướng Đông là “cái lông chẳng còn”, làm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Câu 7 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh và phân tích ý nghĩa của chúng.

Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá hoặc nói giảm nói tránh

Trả lời:

STT

Thành ngữ

Biện pháp tu từ

Ý nghĩa

1

Nghiêng nước nghiêng thành

Nói quá

Ý nói người con gái rất đẹp

2

Ngàn cân treo sợi tóc

Nói quá

Tình thế cấp bách, nguy hiểm, khó khăn

3

Vắt cổ chày ra nước

Nói quá

Người keo kiệt

4

Nhắm mắt xuôi tay

Nói giảm nói tránh

Người mất, không còn sự sống

5

Hồn xiêu phách lạc

Nói quá

Cảm giác sợ hãi tột độ

Câu 8 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trong câu tục ngữ “Được mùa cau, đau mùa lúa”, từ “đau” được dùng với ý nghĩa nào? Căn cứ nào giúp em biết điều đó?

Trả lời:

Dựa vào ngữ cảnh, đặc biệt là sự đối lập trong hai vế (được – đau), chúng ta có thể xác định từ “đau” trong câu tục ngữ “Được mùa cau, đau mùa lúa” được dùng với ý nghĩa “mấy, không được (mùa)” dù cho trong từ điểm Việt, từ “đau” không có nghĩa nào như thế.

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống cần đảm bảo các yêu cầu sau:

• ………………… phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu được vì sao em lại có ý kiến như vậy về vấn đề này.

• Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm ……………………. lí lẽ.

• Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một ……………..

Trả lời:

Các em điền lần lượt các từ sau vào chỗ trống: Lí lẽ, sáng tỏ, trình tự hợp lí

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Dòng nào dưới đây không phải là đề tài của bài văn nghị luận về vấn đề đời sống.

a. Bàn về sự tôn trọng suy nghĩ của người khác.

b. Bàn về những yếu tố làm nên thành công

c. Bàn về bài thơ Lời của cây

d. Bàn về câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên.

Trả lời:

Lựa chọn đáp án c

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Vẽ sơ đồ thể hiện quy trình viết một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống.

Trả lời:

Vẽ sơ đồ thể hiện quy trình viết một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ, trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người (lòng kiên trì, lòng dũng cảm, lòng hiếu thảo, …)

Trả lời:

Dàn ý Nghị luận “Có công mài sắt có ngày nên kim” – Lòng kiên trì:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

- Như một lời nói thông thường, giản dị, dễ hiểu câu tục ngữ đưa ra một hình ảnh cụ thể mang tính nguyên nhân, hệ quả: thỏi sắt thô cứng kia nếu ra sức mài giũa lâu ngày thì nó sẽ trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng, phải có nghị lực, kiên trì thì mới đi đến thành công trong công việc.

=> Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.

b) Phân tích, chứng minh, bình luận

Là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi lẽ bất cứ công việc gì muốn thành công đều phải trải qua một quá trình lao động một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ những thất bại. Không cứ chỉ qua một lần làm việc mà dễ dàng mang lại kết quả tốt đẹp mà chính nghị lực, lòng trì, nhẫn nại mới là sức mạnh vô hình giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng càng dài thì sự thành công đó mới càng vinh quang và đáng tự hào.

Nếu chỉ mới thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí, bỏ cuộc thì ta khó đạt tới đích. Phải nên nhớ rằng "Thất bại là mẹ thành công".

Dẫn chứng:

Một học sinh yếu môn Toán, cứ miệt mài chăm chỉ rèn luyện... chắc chắn có ngày sẽ khá lên.

Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân. Đó chẳng phải là những tấm gương về lòng kiên trì, nhẫn nại đó sao.

Một em học tiểu học Thanh Hóa không có 2 cánh tay vẫn trở thành học sinh viết chữ đẹp.

Những nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết ngày này ngày khác để tìm ra được những chất hóa học phục vụ cho nhân dân.

c) Mở rộng vấn đề

Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ "thấy sóng cả vội ngã tay chèo", để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại, những kẻ đó dễ thất bại trên đường đáng phê phán.

Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh.

Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên.

Với người trẻ tuổi, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi người ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. Bởi vậy, không thể không "mài sắt" để "thành kim".

3. Kết luận

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một bài học giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại không dành cho riêng ai và mãi mãi được thực hiện bất kì thời đại nào.

Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và khi vào đời.

* Bài mẫu tham khảo:

Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành được. Cũng chính vì thế nên tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim’’ để răn dạy con cháu đời sau.

Thật vậy, trong thực tế cuộc sống có nhiều tấm gương kiên nhẫn trong học tập, trong lao động đã để lại trong em những ấn tượng khó phai mờ. Từ đó, nó giúp em những hài học làm người thật ý nghĩa.

Chúng ta thử hình dung từ một thanh sắt thô sơ cứng cáp, ngày này sang ngày khác thanh sắt đổ được mài, mài mãi... cho đến một lúc nào đổ thanh sắt kia trở thành một cây kim bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có được cây kim ấy người thợ đã bỏ biết bao công sức và thời gian đổ mài giũa thanh sắt. Nếu vật cứng như sắt mà ta mãi mãi cũng thành được cây kim thì bất cứ việc gì ta cũng có thể làm được, miễn sao ta phải biết chịu khó, biết nhẫn nại, kiên trì. Là học sinh, chắc ta không quen được anh học trò nghèo thông minh hiếu học Châu Trí. Vì nhà quá nghèo, anh phải vào chùa Long Tuyền hằng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi gian khổ và chịu khó trong học tập để cuối cùng anh được đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục.

Một anh học trò vào chùa Long Tuyền

Ai ngờ nay lại đỗ Giải nguyên

Ở đời chẳng có việc gì khó

Người ta lập chí phải nên kiên.

(Trích Luân lí giáo khoa thư)

Trên thế giới, nói đến tên hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie không ai là không biết. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ, ông bà đã kiên trì lao động vất vả hằng mấy năm trời, lọc đi lọc lại trong 8 tấn bã quặng mới thu được một phần mười gam chất phóng xạ ấy. Thế mới biết phát minh khoa học của nhân loại cũng đòi hỏi sự kiên trì mãnh liệt.

Ngày nay, tính kiên trì bền chí nhẫn nại được chúng ta coi như kim chỉ nam trong hành động, trong việc làm. Chính nhờ đó mà đã có biết bao người đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục được bệnh tật... như thầy Nguyễn Ngọc Ký đã viết hằng đôi chân... Điều này thật đáng tự hào biết hao!

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” thật là một bài học vô cùng quý báu. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực và tự phấn đấu để dễ dàng đi đến thành công, bởi “nước chảy” tất “đá" phải mòn”. Đây là điều mà mỗi người chúng ta cần suy ngẫm khi bước vào đời, khi bắt tay vào công việc.

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trước khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em và các bạn cần phải chuẩn bị những gì?

Trả lời:

- Chuẩn bị nội dung trao đổi.

- Chuẩn bị cách trao đổi.

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Ghi lại những kinh nghiệm của bản thân khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt?

Trả lời:

- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mình vì mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác.

- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình.

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy liệt kê một số mẫu câu thường dùng khi tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình theo bảng sau:

Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình

Mẫu câu

Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ

 

Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ của bạn

 

Khích lệ phần trao đổi của bạn

 

Trả lời:

Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình

Mẫu câu

Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ

- Có phải ý bạn là …

- Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?

- …..

Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ của bạn

- Ý kiến của bạn về vấn đề này khá thú vị nhưng tôi nghĩ có một số chỗ chưa hợp lí …

- Tôi nghĩ bạn không sai nhưng …

- …

Khích lệ phần trao đổi của bạn

- Cảm ơn phần trao đổi của bạn. Tôi nghĩ ý kiến của bạn rất thú vị.

- Mặc dù ý kiến của chúng ta không giống nhau nhưng tôi rất thích phần chia sẻ của bạn.

- …

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá