Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần đọc

4.4 K

Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần đọc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc

Văn bản 1. Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Bài tập 1 trang 23 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hoàn thiện sơ đồ đặc điểm của tục ngữ bên dưới:

Đặc điểm của tục ngữ

Nội dung:

Hình thức:

Trả lời:

Đặc điểm của tục ngữ

Nội dung: Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.

Hình thức:

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ).

- Có nhịp điệu, hình ảnh.

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể gieo ở hai tiếng liền nhau. Hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau.

- Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.

- Thường đa nghĩa nhờ sử dụng xã biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.

 

Bài tập 2 trang 23 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Nhận diện đặc điểm tục ngữ và nêu tác dụng của cách gieo vần trong các câu sau theo gợi ý.

Câu tục ngữ

Đặc điểm

Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

Vần cách

2 vế, 8 chữ

Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa.

 

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

 

Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.

 

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

 

Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối.

 

Tác dụng của cách gieo vần:

Trả lời:

Câu tục ngữ

Đặc điểm

Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

Vần cách

2 vế, 8 chữ

Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa.

Vần cách

2 vế, 8 chữ

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Vần cách

2 vế, 8 chữ

Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.

Vần cách

3 vế, 13 chữ

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Vần chân

3 vế, 14 chữ

Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối.

Vần cách

4 vế, 14 chữ

Tác dụng của cách gieo vần: Làm cho câu có nhịp điệu, hấp dẫn người đọc.

 

Bài tập 3 trang 24 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu tục ngữ sau và nêu tác dụng.

Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: nói quá: chưa nằm đã sáng / chưa cười đã tối.

-Tác dụng: Nhằm tác động mạnh vào nhận thức của mọi người, giúp người ta hiểu được đặc điểm thời gian từng mùa để chủ động sắp xếp mọi việc cho phù hợp.

Bài tập 4 trang 24 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Kinh nghiệm thời tiết nào được đề cập trong các câu tục ngữ bên dưới?

Câu tục ngữ

Kinh nghiệm

Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

 

Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa.

 

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

 

Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.

 

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

 

Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối.

 

Trả lời:

Câu tục ngữ

Kinh nghiệm

Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày (buổi trưa), trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối.

Trăng quần thì hạn, trăng tán thì mưa.

Khi trăng quầng, thời tiết sẽ oi bức, nóng nực hoặc rất ít mây. Khi trăng tán là dấu hiệu dự báo trời dễ, sắp có mưa.

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Kinh nghiệm dự báo thời tiết. Khi trời nối gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão.

Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.

rét đài: rét khá đậm làm hoa rụng cánh chỉ còn trơ lại đài; rét lộc: ẩm ướt, thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau những ngày đông tháng giá; rét nàng bân: rét ngắn ngày, với câu chuyện nàng Bân may áo rét cho chồng. Kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Người ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là dà sát mặt đất.

Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối.

Tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

 

Bài tập 5 trang 25 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Có ý kiến cho rằng, cùng với sự tiến bộ của khoa học, các kinh nghiệm dân gian không còn ý nghĩa trong đời sống hiện nay. Dựa vào nội dung của các câu tục ngữ đã học trong văn bản 1, hãy viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.

Trả lời:

Có ý kiến cho rằng, cùng với sự tiến bộ của khoa học, các kinh nghiệm dân gian không còn ý nghĩa trong đời sống hiện nay. Nhưng theo em, trong cuộc sống ngày nay, chúng ta vẫn có thể áp dụng được những kinh nghiệm về thời tiết trong bài học này. Các câu tục ngữ trên có thể giúp ích cho con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong sản xuất nông nghiệp. Giúp con người có thể dự báo được thời tiết và có những biện pháp ứng phó phù hợp.

Văn bản 2. Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Bài tập 1 trang 25 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc các câu tục ngữ bên dưới và cho biết đặc điểm thể loại, tác dụng của cách gieo vần trong các câu tục ngữ này:

Câu tục ngữ

Đặc điểm

Tấc đất, tấc vàng.

Số vế:

Số chữ:

Loại vần:

Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

Số vế:

Số chữ:

Loại vần:

Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

Số vế:

Số chữ:

Loại vần:

Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

Số vế:

Số chữ:

Loại vần:

Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất.

Số vế:

Số chữ:

Loại vần:

Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

Số vế:

Số chữ:

Loại vần:

Tác dụng của cách gieo vần:

Trả lời:

Câu tục ngữ

Đặc điểm

Tấc đất, tấc vàng.

Số vế: 2

Số chữ: 4

Loại vần: sát

Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

Số vế: 2

Số chữ: 8

Loại vần: sát

Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

Số vế: 2

Số chữ: 8

Loại vần: cách

Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

Số vế: 2

Số chữ: 6

Loại vần: sát

Mưa tháng Tư  đất, mưa tháng Ba hoa đất.

Số vế: 2

Số chữ: 10

Loại vần: cách

Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

Số vế: 2

Số chữ: 14

Loại vần: chân

Tác dụng của cách gieo vần: Làm cho câu có nhịp điệu, hấp dẫn người đọc.

 

Bài tập 2 trang 26 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ bên dưới. Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì?

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: nhân hóa: nghe tiếng sấm, phất cờ

- Tác dụng: thể hiện kinh nghiệm của người dân trong việc nhìn nhận lợi ích của thời tiết trong lao động và sản xuất lương thực.

Bài tập 3 trang 26 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Kinh nghiệm gì được thể hiện trong mỗi câu tục ngữ bên dưới:

Trả lời:

Câu tục ngữ

Kinh nghiệm

Tấc đất, tấc vàng.

Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

Cần chú ý việc bón phân đối với cây lúa. Con người cũng như mọi việc, muốn tốt đẹp phải chăm chút, tô vẽ.

Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

Cày sâu thì lúa tốt, vì đất có tơi xốp lúa mới dễ hút màu; ví như cơm nhai kỹ thì ruột hấp thụ được nhiều.

Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

(ruộng lạ: ruộng trồng đổi vụ, vụ này trồng lúa thì vụ sau trồng khoai và ngược lại; ruộng quen: ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ để gieo mạ): một kinh nghiệm trồng trọt, khoai trồng ruộng lạ mới tốt, nhưng mạ thì phải gieo ở ruộng quen mới tốt.

Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất.

Mưa tháng tư làm trôi màu của đất. Mưa tháng ba làm hoa màu tươi tốt.

Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

Trồng lúa vào vụ chiêm (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi. Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.

 

Bài tập 4 trang 27 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày về ý nghĩa của kinh nghiệm lao động sản xuất được gợi ra từ một câu tục ngữ mà em tâm đắc.

Trả lời:

Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” nói về giá trị của đất được coi như vàng .Ông cha ta muốn truyền đạt rằng: đất là nơi sinh ra lúa , gạo nuôi chúng ta thành người, cũng là nơi ta “chôn rau cắt rốn” nó ví như vàng . Mỗi một mảnh đất đều do tự nhiên ở đó bồi đắp nên rất màu mỡ thuẫn lợi cho người nông dân trồng lúa và hoa màu. Đất và vàng được đặt cùng chung một cấp độ như nhau, nên nếu ta không biết quý trọng từng tấc đất cũng như không biết quý trọng tiền của của chính mình. Vì vậy, chúng ta cần quý trọng mảnh đất mà ta đang có, vun đắp nó, trồng trên mảnh đất đó những cây hoa màu hay lúa chính là vàng, bạc mà ta làm nên.

Đọc mở rộng theo thể loại Văn bản. Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Bài tập 1 trang 27 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2:Chọn một câu tục ngữ mà em yêu thích trong chùm câu tục ngữ “Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội” và chỉ ra đặc điểm thể loại được thể hiện trong câu đó.

Trả lời:

Câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên.

Đặc điểm thể loại:

- Nội dung: Kinh nghiệm dân gian của con người và xã hội.

- Nghệ thuật:

+ Ngắn gọn: 1 vế 6 từ.

+ Gieo vần cách: thầy – mày.

Bài tập 2 trang 27 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Trả lời:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống từ xưa tới nay. Câu nói này sở hữu cho mình rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp về đạo đức, sự văn minh trong lối sống. Đó chính là lòng biết ơn những công lao, giá trị mà người khác mang đến cho mình. Khi tiếp nhận những “quả ngọt” thì luôn phải nhớ ơn người đã mang chúng đến.

Bài tập 3 trang 27 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Những hình ảnh “một cây” – “ba cây”; “non” – “núi cao” trong tục ngữ

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- “một cây”: chỉ sự đơn độc, nhỏ bé.

- “ba cây”: chỉ sự đoàn kết, lớn mạnh.

- “non” - “núi cao” là hình ảnh của những công việc khó khăn, nặng nhọc.
Bằng những kinh nghiệm xương máu của mình, ông cha ta đã đưa ra một nhận định: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được những công việc khó khăn, vất vả con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. Đó chính là bài học về tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Bài tập 4 trang 27 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Kinh nghiệm dân gian mà em tâm đắc trong chùm tục ngữ “Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội” là gì? Hãy viết đoạn văn (5 – 7 câu) để chia sẻ về kinh nghiệm đó.

Trả lời:

Câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” làm kim chỉ nam trong cuộc sống, ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Khi đã làm việc gì dù khó khăn cũng phải cố gắng đến cùng, không được bỏ cuộc. Những sóng gió cuộc đời, những thất bại mà ta gặp phải sẽ là bài học giúp chúng ta rèn luyện, trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm hơn. Một lần vấp ngã là một lần chúng ta học cách đứng lên. Mỗi chúng ta cần phải rèn cho mình tính kiên trì nhẫn lại, không nản lòng khi vấp ngã, " thất bại là mẹ thành công" thế nên chắc chắn những điều chúng ta ao ước sẽ đạt được bằng chính sự nỗ lực bản thân mình.

Văn bản tự chọn trang 28

Bài tập 1 trang 27 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ghi lại 3 câu tục ngữ có ý nghĩa mà em thường hay sử dụng.

Trả lời:

3 câu tục ngữ có ý nghĩa mà em thường hay sử dụng:

- Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

- Cái khó bó cái khôn.

- Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

Bài tập 2 trang 28 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Chỉ rõ đặc điểm thể loại được thể hiện trong 3 câu tục ngữ em vừa ghi lại ở bài tập 1:

Trả lời:

STT

Câu tục ngữ

Đặc điểm

Câu 1

Cá không ăn muối  ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Số vế: 2

Số chữ: 14

Gieo vần: cách

Câu 2

Cái khó  cái khôn.

Số vế: 1

Số chữ: 5

Gieo vần: sát

Câu 3

Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

Số vế: 2

Số chữ: 8

Gieo vần: cách

 

Bài tập 3 trang 28 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Giải thích ý nghĩa của 1 câu tục ngữ vừa ghi lại ở bài tập 1 mà em tâm đắc nhất.

Trả lời:

“Cái khó ló cái khôn” là một câu tục ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến trong cả thời xưa lẫn thời nay. Hầu như chúng ta ai cũng đã nghe qua rất nhiều lần, thậm chí là dùng nó thường xuyên trong đời sống hàng ngày. “Cái khó” được hiểu là hoàn cảnh, điều kiện khó khăn không cho thực hiện một việc nào đó. “Cái khôn” là những dự kiến, kế hoạch, dự định tốt, sáng suốt. “Bó” nghĩa là trói buộc, hạn chế, không cho thực hiện. Cả câu có nghĩa chung là: hoàn cảnh khó khăn cản trở việc thực hiện một dự định, một kế hoạch tốt đẹp. Rất nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta nghe những câu, đại ý như: vẫn biết là như thế, nhưng “cái khó bó cái khôn”, chưa thể làm được... Có lẽ, thành ngữ này ra đời là để giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tìm được lời giải thích về sự bất lực của mình, cũng như động viên, an ủi họ.

Thực hành Tiếng Việt trang 28

Bài tập 1 trang 28 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hoàn thiện bảng so sánh tục ngữ và thành ngữ.

Trả lời:

Tục ngữ

Thành ngữ

Giống nhau

Đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

Khác nhau

Hình thức

Tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Thành ngữ gồm các từ đều là từ đơn, đứng độc lập, có nghĩa riêng; chia thành các cặp đối xứng nhau, không cần liên kết hoặc phụ thuộc vào từ khác.

Nội dung

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói.

       

 

Bài tập 2 trang 29 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Gạch chân các thành ngữ và chỉ rõ các thành ngữ vừa tìm được thuộc thành phần nào trong câu:

a. Mẹ suốt đời một nắng hai sương để chăm lo cho con.

b. Ông bà đã sống bên nhau đến đầu bạc răng long.

c. Cặp đôi thanh mai trúc mã là một minh chứng cho tình yêu đích thực.

d. Anh ấy làm việc gì cũng kiểu đẽo cày giữa đường.

Trả lời:

a. Mẹ suốt đời một nắng hai sương để chăm lo cho con.

⇒ Vị ngữ

b. Ông bà đã sống bên nhau đến đầu bạc răng long.

⇒ Vị ngữ

c. Cặp đôi thanh mai trúc mã là một minh chứng cho tình yêu đích thực.

⇒ Chủ ngữ

d. Anh ấy làm việc gì cũng kiểu đẽo cày giữa đường.

⇒ Vị ngữ.

Bài tập 3 trang 29 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Gạch chân các thành ngữ và phân tích tác dụng của chúng.

a. Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

(Tú Xương – Thương vợ)

b. Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

Trả lời:

a. Thành ngữ: Năm nắng mười mưa

- Tác dụng: Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được Tú Xương diễn đạt trong câu thơ chỉ sự vất vả, tất bật lo toan của bà Tú, không dám ngơi nghỉ dù nắng hay mưa. Đó cũng là cuộc sống, số phận khổ cực mà bà Tú phải chịu. Đây là thành ngữ quen thuộc trong vô số thành ngữ của Việt Nam, giờ đây được Tú Xương vận dụng vào thơ của mình, điều đó càng chứng tỏ sự đồng cảm, thương vợ của ông.

b. Thành ngữ: Chân cứng đá mềm / Trời yên biển lặng.

- Tác dụng: Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khỏe, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm. Thành ngữ “Trời yên biển lặng” cũng trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.

Bài tập 4 trang 30 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Sắp xếp các ngữ liệu sau vào bảng bên dưới sao cho phù hợp. Vì sao em lại sắp xếp như vậy?

1. Xấu như ma.

2. Đẹp như tiên.

3. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

4. Đói cho sạch, rách cho thơm.

5. Góp gió thành bão.

6. Ruột để ngoài da.

7. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

8. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

9. Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ

Thành ngữ

 

 

Lí do:

Lí do:

Trả lời:

Tục ngữ

Thành ngữ

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Đói cho sạch, rách cho thơm

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Xấu như ma

Đẹp như tiên

Góp gió thành bão

Ruột để ngoài da

Ếch ngồi đáy giếng

Lí do: Các câu trên phản ánh quan niệm của nhân dân, mỗi câu có 2 vế, sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Lí do: Các câu trên ngắn gọn, có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

 

Bài tập 5 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ghi lại 2 câu tục ngữ, 2 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. Nêu tác dụng.

Trả lời:

- Thành ngữ:

Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn.

Vt c chày ra nước.

à Tác dụng: Gây ấn tượng về tình cảm vợ chồng / về độ tằn tiện, ki bo của một người nào đó. Tăng sức biểu cảm.

- Tục ngữ:

Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng

Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không

à Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả của con người ăn ít nhưng làm nhiều / có nhiều tiền thì mua chi cũng được, dù mua tiên là nhân vật không tưởng. Tăng sức biểu cảm.

Bài tập 6 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đặt câu với các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được ở bài tập 5.

Trả lời:

- Vợ chồng nhà anh ấy đã cùng nhau giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, đúng là “Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”.

- Anh ta keo kiệt đến nỗi vắt cổ chày ra nước.

- Bác ấy rất vất vả, ngày nào cũng ăn một bát cháo chạy ba quãng đường.

- Sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm, đúng như câu nói “Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không”.

Bài tập 7 trang 31 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ (hoặc tục ngữ) về một chủ đề tự chọn.

Trả lời:

Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc dựng nước luôn đi liền với giữ nước. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước. Và tinh thần yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Thánh Gióng ba tuổi không biết nói biết cười, nhưng tiếng nói đầu tiên là tiếng nói thể hiện khao khát đi đánh giặc. Dưới sự góp sức của nhân dân, cậu bé làng Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ đánh bại giặc Ân. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của vị chủ tướng tài ba – Lê Lợi. Tất cả khiến cho tôi thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá