Giải Toán 10 trang 46 Tập 2 Cánh diều

443

Với Giải Toán lớp 10 trang 46 Tập 2 Cánh diều tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 10 trang 46 Tập 2 Cánh diều

Câu hỏi khởi động trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Xét biến cố “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm”.

Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Xét biến cố Có ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm

Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố nói trên?

Lời giải:

Sau bài này, ta sẽ giải quyết bài toán trên như sau:

Để tính xác suất của biến cố, ta cần tìm số phần tử của không gian mẫu và số phần tử của biến cố, sau đó tính tỉ số giữa số phần tử của biến cố và số phần tử của không gian mẫu, đây là xác suất của biến cố cần tìm.

Giải chi tiết:

Gieo một xúc xắc 2 lần liên tiếp, số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 36.

Gọi biến cố A: “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5), (6; 6), (1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6).

Hay A = {(6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6); (1; 6); (2; 6); (3; 6); (4; 6); (5; 6)}.

Do đó, n(A) = 11.

Vậy xác suất của biến cố A là PA=nAnΩ=1136.

I. Một số khái niệm về xác suất

Hoạt động 1 trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Một trong những khái niệm cơ bản của lí thuyết xác suất là phép thử. Chẳng hạn, tung đồng xu hay gieo xúc xắc,… là những ví dụ về phép thử. Hãy nêu một số ví dụ về phép thử.

Lời giải:

Một số phép thử là:

- Việc chọn ra một quả bóng từ trong một hộp chứa các quả bóng được đánh số từ 1 đến 20.

- Thời gian chênh lệch giữa hai cuộc gọi khác nhau đến 1 mạng điện thoại.

- Bắn một phát súng vào một cái bia (bia có các vòng đánh số điểm).

Hoạt động 2 trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Xét phép thử “Gieo một xúc xắc một lần”, kết quả có thể xảy ra của phép thử là số chấm trên mặt xuất hiện của xúc xắc. Viết tập hợp Ω các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên.

Lời giải:

Các kết quả có thể xảy ra của phép thử là xuất hiện mặt: 1, 2, 3, 4, 5, 6 chấm.

Do đó tập hợp Ω các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên là Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Toán 10 trang 47 Tập 2

Giải Toán 10 trang 48 Tập 2

Giải Toán 10 trang 49 Tập 2

Giải Toán 10 trang 50 Tập 2

Giải Toán 10 trang 51 Tập 2

Giải Toán 10 trang 52 Tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá