Hai vật nhỏ giống hệt nhau được ném với cùng tốc độ ban đầu tại cùng một độ cao như Hình 17.5

1.7 K

Với giải Bài 17.13 trang 58 SBT Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Vật lí lớp 10 Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

Bài 17.13 trang 58 SBT Vật lí 10: Hai vật nhỏ giống hệt nhau được ném với cùng tốc độ ban đầu tại cùng một độ cao như Hình 17.5. Xem sức cản của không khí là không đáng kể. Vật nào sẽ đạt được độ cao cực đại lớn hơn? Tại sao?

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

Vật (1) sẽ có độ cao cực đại lớn hơn vật (2) vì trong chuyển động ném xiên, tại vị trí độ cao cực đại mà vật đạt được thì vật vẫn có vận tốc (thành phần vận tốc theo phương ngang) tức là vẫn có động năng tại điểm đó, dẫn đến thế năng tại điểm cao nhất trong trường hợp 2 nhỏ hơn thế năng tại điểm cao nhất trong trường hợp 1 (do cơ năng tại vị trí ban đầu như nhau).

Cụ thể:

Vật (1) và vật (2) có cùng cơ năng ban đầu:

W1 = W2  Wt1 + Wđ1 = Wt2 + Wđ2

Tại vị trí cao nhất, ta có:

Wđ1 < Wđ2 (vì Wđ1 = 0. Wđ2 = > 0), nên Wt1 > Wt2  h1 > h2

Đánh giá

0

0 đánh giá