Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần viết

1.5 K

 Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần viết sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần viết

Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Bài tập 1 trang 56 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hệ thống hóa ngắn gọn những hiểu biết của em về đặc điểm, yêu cầu của bài văn biểu cảm về con người, sự việc bằng cách điền vào chỗ trống.

- Bố cục bài viết:

+ Mở bài:.............................................................................................................

+ Thân bài:..........................................................................................................

+ Kết bài:.............................................................................................................

- Phương thức biểu đạt chính:...............................................................................

- Phương thức biểu đạt kết hợp:............................................................................

- Cảm xúc của người viết:.....................................................................................

Trả lời:

- Bố cục bài viết:

+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.

+ Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn bó với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.

+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng: rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

- Phương thức biểu đạt kết hợp: tự sự, miêu tả.

- Cảm xúc của người viết: thể hiện cảm xúc về con người, sự việc em ấn tượng sâu sắc nhất.

Bài tập 2 trang 57 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Kể tên những con người, sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

Con người

Sự việc

- Mẹ em

- Chuyến về quê dịp Tết

Trả lời:

Con người

Sự việc

- Mẹ em

- Cô giáo chủ nhiệm lớp 6.

- Ông nội em.

- Chuyến về quê dịp Tết

- Một lần đi bắt cá với ông.

- Một lần mắc lỗi với bố.

 

Bài tập 3 trang 57 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hồi tưởng một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và ghi chép ngắn gọn vào bảng sau:

(Gợi ý: Em có thể tìm hiểu thêm thông tin qua internet, thầy cô, người thân,…về sự việc định nói đến)

Sự việc: ….

Chi tiết, sự kiện để lại ấn tượng

Cảm xúc của em

 

 

Trả lời:

Sự việc: Ngày đầu tiên đi học

Chi tiết, sự kiện để lại ấn tượng

Cảm xúc của em

Ngày đầu tiên đi học, mẹ nắm lấy bàn tay mang tôi đến với cánh cổng diệu kỳ, cánh cổng mở ra bao nhiêu điều mới lạ.

Lo sợ, bỡ ngỡ, sợ sệt.

 

Bài tập 4 trang 57 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Từ các nội dung ở bài tập 3, hãy triển khai thành dàn ý bài văn biểu cảm về một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng, sâu sắc.

Mở bài

- Tên sự việc: …

- Cảm xúc chung của em về sự việc: …

Thân bài

- Cảm xúc của em về chi tiết/ sự kiện 1: …

- Miêu tả/ tường thuật chi tiết/ sự kiện 1: …

- Cảm xúc của em về chi tiết/ sự kiện 2: …

- Miêu tả/ tường thuật chi tiết/ sự kiện 2: …

- Cảm xúc của em về chi tiết/ sự kiện 3: …

- Miêu tả/ tường thuật chi tiết/ sự kiện 3: …

Kết bài

- Khẳng định lại cảm xúc: …

- Rút ra điều đáng nhớ: …

Trả lời:

Mở bài

- Tên sự việc: Ngày đầu tiên đi học.

- Cảm xúc chung của em về sự việc: lo sợ, bỡ ngỡ, khi nhớ lại đầy bồi hồi, xúc động.

Thân bài

- Cảm xúc của em về chi tiết/ sự kiện 1: Cánh cổng, hàng cây phượng, tấm bảng đen,…

- Miêu tả/ tường thuật chi tiết/ sự kiện 1: Cánh cổng bạc theo năm tháng, hàng cây phượng đỏ thắm, tấm bảng đen quen thuộc, hàng ghế đá ùa lại những kỉ niệm,…

- Cảm xúc của em về chi tiết/ sự kiện 2: Cô giáo đầu tiên dạy, lớp học, bạn bè

- Miêu tả/ tường thuật chi tiết/ sự kiện 2: cô giáo dịu dàng, ân cần dạy dỗ; lớp học vui nhộn, bạn bè hòa đồng, đoàn kết,…

- Cảm xúc của em về chi tiết/ sự kiện 3: ngôi trường, thầy, cô giáo

- Miêu tả/ tường thuật chi tiết/ sự kiện 3: nuôi nấng bao thế hệ thành người, dạy dỗ cho chúng em biết giá trị của cuộc sống và trở thành những con người có ích cho xã hội,…

Kết bài

- Khẳng định lại cảm xúc: không thể nào quên, sẽ khắc ghi trong lòng,..

- Rút ra điều đáng nhớ: kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học.

 

Bài tập 5 trang 58 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hãy tưởng tượng để hoàn thiện đoạn văn mở bài, kết bài cho bài văn biểu cảm về một người mà em yêu quý (khoảng 3 – 4 câu).

Mở bài: Mỗi dịp Tến đến, khi phiên chợ quê bắt đầu rộn ràng, tôi lại nhớ ngoại da diết.

............................................................................................................................

Kết bài: Ngoại đã đi thật xa những hình ảnh thân thương ấy chưa bao giờ mờ phai trong trái tìm tôi........................................................................................................................

Trả lời:

- Mở bài: Mỗi dịp Tến đến, khi phiên chợ quê bắt đầu rộn ràng, tôi lại nhớ ngoại da diết. Người mà đã luôn tiếp cho tôi động lực vươn lên trong cuộc sống và giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong mọi vấn đề. Đó là lí do tôi luôn coi ngoại là người thầy, người cha thứ hai của mình.

- Kết bài: Ngoại đã đi thật xa những hình ảnh thân thương ấy chưa bao giờ mờ phai trong trái tìm tôi. Những kỉ niệm với ngoại dù buồn hay vui, đau thương hay những khoảnh khắc đầy hạnh phúc thì tôi vẫn luôn muốn khắc ghi trong lòng để mỗi khi nhớ, tôi luôn cảm thấy ngoại vẫn bên cạnh và chở che cho tôi.

Bài tập 6 trang 59 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hãy chọn chi tiết/ sự kiện đáng nhớ nhất về một người em yêu quý để viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) bộc lộ cảm xúc của mình.

Trả lời:

Đến bây giời, tôi vẫn còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô dạy Ngữ Văn lớp 6 của tôi. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn.

Bài tập 7 trang 59 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Dựa trên dàn ý đã làm ở bài tập 4, hãy hoàn thiện bài văn biểu cảm (khoảng 800 chữ) về một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

(Chú ý tính mạch lạc của bài viết bằng cách sắp xếp các ý triển khai hợp lí, sử dụng các từ chuyển tiếp phù hợp,…)

Trả lời:

Có lẽ trong mỗi chúng ta ai cũng trải qua những kí ức ngọt ngào với những kỉ niệm khó quên của thời học sinh.

Thời gian cứ thế trôi qua trong lặng lẽ, để rồi có những phút giây ta thoáng giật mình cứ ngỡ như mới ngày hôm qua. Cứ hết xuân rồi lại sang hạ, thu qua đông lại tới lặng lẽ, chầm chậm, nó mang theo niềm vui lẫn nỗi buồn, sự hân hoan và niềm hối tiếc. Nó lấy đi những kỉ niệm êm đềm và những kỉ ức ngọt ngào, mà mong manh tưởng chừng như sương khói. Đã ba năm rồi kể từ ngày tôi rời xa ngôi trường xưa, thời gian chưa phải là dài, nhưng cũng không quá ngắn. Hôm nay bước chân tôi lại lạc về đây,về niềm kỉ niệm, bỗng nhớ quay quắt đến chi lạ. Và giờ đây tôi đã đứng trước sân trường cũ, cảm xúc trong tôi thật là khó tả, vừa hân hoan vui mừng vừa tiếc nuối một cái gì đó mơ hồ ngang qua tầm tay.

Ôi! Cảnh cũ vẫn còn nguyên sự hiện hữu của kỉ niệm vẫn còn đó, giống như thước phim quay ngược. Cánh cổng xanh vẫn còn nằm đó tuy đã bạc màu theo năm tháng, hàng phượng già vẫn trổ bông đỏ thắm một góc trường,tấm bảng đen với từng hạt bụi phấn còn vương trong gió,hàng ghế đá như vẫn còn hơi ấm hôm nào… Ngọn gió vô tình khẽ vụt qua mang theo hơi lạnh, từng cánh phượng hồng như e ấp hơn, như hờn dỗi hơn cũng làm tôi thấy chạnh lòng. Tôi trở về khi nỗi nhớ trường năm nào vẫn còn nguyên vẹn, với hình bóng thầy cô và bạn bè như cợt như đùa, như nhắc nhở những tháng ngày qua,thuở mà tôi vẫn ngày ngày đi qua con đường ấy. Tôi thả hồn mình thật chậm rãi để cảm nhận, để lắng đọng và hồi tưởng lại kí ức quá đỗi ngọt ngào này. Tôi nghe đâu đây tiếng chim ríu rít gọi bầy, tiếng râm ran của những chú ve đang gọi hè … Tôi nghe có cả mùi ngai ngái của cỏ non đang ngủ dưới chân mềm, mùi ngọt ngào của những chùm phượng vĩ, mùi rêu phong của mái ngói,và mùi nồng nồng của bụi phấn trắng hôm nào. Tôi hít thật sâu để tận hưởng từng giây, từng phút vì sợ rằng nó sẽ cuốn theo gió tan biến vào thinh không.

Tôi không thể nào quên được ngày đầu tiên ấy, ngày đầu tiên đi học với bao nhiêu lo sợ và bỡ ngỡ. Mẹ nắm lấy bàn tay mang tôi đến với cánh cổng diệu kỳ, cánh cổng mở ra bao nhiêu điều mới lạ. Cảm giác lo âu, sợ sệt ấy đến bây giờ dường như vẫn còn hiện hữu trong tôi. Với tôi lúc đó, cái gì cũng bỡ ngỡ, cũng xa lạ. Thế rồi sự dịu dàng và ân cần của cô giáo cũng giúp tôi tự tin hơn,sự sợ hãi cũng dần tan biến. Cứ thế thời gian mải miết trôi đi, sau năm năm gắn bó với ngôi trường, có niềm vui và không ít nỗi buồn. Giờ đây tôi đã là cậu học sinh cấp Hai rồi, mọi suy nghĩ cũng chín chắn hơn, hành động cũng trưởng thành hơn. Trong một môi trường mới, thầy cô và bạn bè đều mới mẻ và sức học tập cũng theo hệ số nhân lên, giờ nghĩ lại tôi cảm thấy tiếc nuối thời gian đã qua đi. Nhưng cuộc sống vốn dĩ theo định luật của tự nhiên, có những thứ đã mất đi ta có thể tìm lại,nhưng thời gian mất đi ai bảo sẽ tìm lại bao giờ,hối tiếc cũng chỉ là hối tiếc mà thôi. Ta tự nhủ lòng mình xem như đó là hành trang để mình vững bước vào đời, chỉ biết từng ngày cần cố gắng và nỗ lực hơn. Những kí ức xưa đành gom lại thành những kỉ niệm mong rằng nó sẽ đừng tan biến theo cơn nắng hạ và những ngày mưa bay…

Cảm ơn ngôi trường dấu yêu, cảm ơn cô thầy nơi đã nuôi lớn bao thế hệ. Thầy cô là những người đã dày công ươm mầm và gieo trồng nên những mầm xanh cho Tổ quốc. Những người đã truyền ngọn lửa từ trái tim đến trái tim để thắp sáng và cho chúng em biết giá trị của cuộc sống và trở thành những con người có ích cho xã hội của ngày hôm nay.

Bài tập 8 trang 61 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hãy tự đánh giá bài viết biểu cảm về một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc vào bảng bên dưới:

(Gợi ý: Đọc kĩ lại bài viết của mình, dùng bút chì đánh dấu những điểm cần lưu ý trong bài.)

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Định hướng điều chỉnh

Đánh giá chung

Dùng ngôi thứ nhất.

 

 

 

Chuyển ý linh hoạt, lô-gic, gợi sự hấp dẫn.

 

 

 

Bài viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ.

 

 

 

Bài viết có cấu trúc 3 phần.

 

 

 

Bố cục rõ ràng, mạch lạc.

 

 

 

Mở

bài

Giới thiệu về sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

 

 

 

Giới thiệu được cảm xúc chung về đối tượng.

 

 

 

Thân bài

Bộc lộ cảm xúc cụ thể về sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (từ 2 cảm xúc trở lên)

 

 

 

Kết hợp yếu tố miêu tả để lí giải cảm xúc.

 

 

 

Trình tự phân tích, sắp xếp hợp lí.

 

 

 

Kết hợp yếu tố tự sự để lí giải cảm xúc.

 

 

 

Kết bài

Khái quát cảm xúc chung.

 

 

 

Rút ra điều đáng nhớ.

 

 

 

Trả lời:

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Định hướng điều chỉnh

Đánh giá chung

Dùng ngôi thứ nhất.

X

 

 

Chuyển ý linh hoạt, lô-gic, gợi sự hấp dẫn.

X

 

 

Bài viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ.

 

 

 

Bài viết có cấu trúc 3 phần.

X

 

 

Bố cục rõ ràng, mạch lạc.

X

 

 

Mở

bài

Giới thiệu về sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.

X

 

 

Giới thiệu được cảm xúc chung về đối tượng.

 

X

Thêm 1 câu nói về cảm xúc của bản thân khi nhớ về sự việc đó.

Thân bài

Bộc lộ cảm xúc cụ thể về sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (từ 2 cảm xúc trở lên)

X

 

 

Kết hợp yếu tố miêu tả để lí giải cảm xúc.

X

 

 

Trình tự phân tích, sắp xếp hợp lí.

X

 

 

Kết hợp yếu tố tự sự để lí giải cảm xúc.

X

 

 

Kết bài

Khái quát cảm xúc chung.

X

 

 

Rút ra điều đáng nhớ.

X

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá