Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần đọc

2.2 K

 Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần đọc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc

Văn bản 1. Cốm Vòng (Vũ Bằng)

Bài tập 1 trang 49 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hoàn thành các thông tin sau:

Tản văn là............................................................................................................

Tùy bút là............................................................................................................

Trả lời:

- Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả,...), nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.

- Tùy bút là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống.

Bài tập 2 trang 49 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Nêu những đặc điểm chung của tản văn và tùy bút.

Về chất trữ tình:...................................................................................................

Về cái tôi trữ tình:................................................................................................

Về ngôn ngữ:.......................................................................................................

Trả lời:

- Về chất trữ tình: là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mĩ cho người đọc.

- Về cái tôi trữ tình: là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất.

- Về ngôn ngữ: thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

Bài tập 3 trang 49 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại 3 câu văn tiêu biểu miêu tả về cốm trong Cốm Vòng. Đọc những câu văn đó, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của cốm và tình cảm của nhà văn?

Câu văn miêu tả

(về vẻ đẹp của cốm)

Cảm nhận của tôi

(về vẻ đẹp của cốm và tình cảm của nhà văn)

 

 

Trả lời:

Câu văn miêu tả

(về vẻ đẹp của cốm)

Cảm nhận của tôi

(về vẻ đẹp của cốm và tình cảm của nhà văn)

- Cốm đương mộc mạc, nổi hẳn màu lên và duyên dáng như cô gái dậy thì bỗng tự nhiên đẹp trội lên trong một buổi sáng mùa xuân tươi tốt.

- Cốm được tãi ra thật mỏng trên những mảnh lá chuối hay những cái lá sen (người ta gọi thế là lá cốm hay mẻ cốm) rồi xếp vào thúng để gánh đi bán, tinh khiết và thơm tho lạ lùng.

- Cốm, một món quà trang nhã của Thần Nông đem từ những đồng quê bát ngát của tổ tiên ta lại cho ta, không thể khứng chịu được những cái gì phàm tục.

- Thể hiện những tình cảm trân trọng, nâng niu với món quà quý giá của đồng quê ban tặng.

 

Bài tập 4 trang 50 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua những yếu tố nào trong Cốm Vòng? Hãy ghi lại các bằng chứng tiêu biểu và cho biết đó là cảm xúc gì.

Bằng chứng

(từ ngữ, hình ảnh, câu văn,…)

Cảm xúc của tác giả

 

 

Trả lời:

Bằng chứng

(từ ngữ, hình ảnh, câu văn,…)

Cảm xúc của tác giả

- Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cúng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý.

- Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

- …. rồi xếp vào thúng để gánh đi bán, tinh khiết và thơm tho lạ lùng. .

Tác giả có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam.

 

Bài tập 5 trang 50 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) về thông điệp trong văn bản Cốm Vòng mà em cảm nhận được.

Trả lời:

Thông qua văn bản Cốm Vòng của tác giả Vũ Bằng, ông muốn gửi gắm thông điệp đến với người đọc rằng mỗi chúng ta, nên giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa đó để chúng không bị mai một theo thời gian. Đồng thời, chúng ta cần nâng niu, trân trọng, quảng bá rộng rãi, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế để họ có thể biết đến truyền thống của Việt Nam nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần nhằm nâng tầm đất nước, nhưng vẫn giữ đậm bản sắc Việt Nam để làm giàu cho quê hương đất nước.

Văn bản 2. Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Y Phương)

Bài tập 1 trang 51 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chọn và ghi lại những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu miêu tả về hạt dẻ, rừng dẻ mà tác giả sử dụng trong Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát. Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp đó?

Từ ngữ/ hình ảnh

(miêu tả hạt dẻ, rừng dẻ)

Cảm nhận của tôi

(về vẻ đẹp của hạt dẻ, rừng dẻ)

 

 

Trả lời:

Từ ngữ/ hình ảnh

(miêu tả hạt dẻ, rừng dẻ)

Cảm nhận của tôi

(về vẻ đẹp của hạt dẻ, rừng dẻ)

- Nhiều người nói với tôi, đã đi khắp trên đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. Cái đó thì…vưỡn.

- Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhỉ.

- Thật tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn. - Rừng dẻ khe khẽ hát như rang… Ta ngồi đây để có được phút lặng yên.

Tác giả đã bày tỏ cảm xúc tự hào về một món ăn đặc sản của Trùng Khánh, món ăn của quê hương ông. Qua đó, ta thấy được ông dành tình cảm vô cùng đặc biệt với một món ăn đặc trưng với nhiều kỉ niệm gắn bó.

 

Bài tập 2 trang 51 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định phương thức biểu đạt chính, biện pháp tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn bên dưới:

Bạn hãy đến Trùng Khánh vào những ngày trời trong mây cao. Khói đốt đồng đâm thẳng lên trời cao như cây sào. Không gian tứ bề yên ắng, tĩnh mịch. Bạn sẽ được nghe hạt dẻ hát. Những cánh rừng dẻ râm ran đang vào vụ. Ban ngày thì dẻ lao xao, rì rào, tí tách rơi theo nhịp. Hạt dẻ rơi rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên. Lũ gà rừng đang đi hôi của, bỗng chúng gật đầu bảo nhau dừng lại. Một chân đứng làm trụ, còn một chân khều hạt. Chúng lấy mỏ mổ toọc toọc liên tiếp lên thân hạt dẻ. Một phát trúng, mười một phát trượt. Bởi vỏ hạt dẻ vừa dày vừa cứng.

- Phương thức biểu đạt chính:...............................................................................

- Tác dụng:..........................................................................................................

- Biện pháp tu từ:.................................................................................................

- Tác dụng:..........................................................................................................

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

- Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ nét về cánh rừng dẻ ở Trùng Khánh.

- Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa.

- Tác dụng: khiến hình ảnh về cây dẻ trở nên gần gũi, sinh động với người đọc hơn. Đồng thời, tăng sức biểu cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.

Bài tập 3 trang 52 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại 3 câu thể hiện cảm xúc của tác giả mà em ấn tượng nhất vào bảng sau:

Câu văn

Cảm xúc của tác giả

 

 

Trả lời:

Câu văn

Cảm xúc của tác giả

- Nhiều người nói với tôi, đã đi khắp trên đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. Cái đó thì…vưỡn.

- Thật là tuyệt vời, khi được đi lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn.

- Người quê tôi hiền hòa như mây nước. Người quanh năm cấy cày mà thơ ngát như cỏ hoa. Cứ nhìn thấy mặt nhau là cười sung sướng.

- Thể hiện sự tự hào về thức quà của quê hương.

 

 

- Thể hiện tình yêu với thiên nhiên, hòa mình vào cảnh đẹp.

 

- Thể hiện tình yêu đối với quê hương, con người nơi đây.

 

Bài tập 4 trang 52 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chủ đề văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là gì?

Trả lời:

Chủ để của văn bản là quà tặng thiên nhiên, dựa vào nội dung của văn bản viết về hạt dẻ - một món ăn đặc trưng vô cùng đặc biệt của Trùng Khánh.

Đọc mở rộng theo thể loại Văn bản. Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư)

Bài tập 1 trang 52 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản Mùa phơi sân trước thuộc thể loại nào? Đặc điểm nổi bật của thể loại đó được thể hiện trong văn bản Mùa phơi sân trước như thế nào? Ghi lại một vài bằng chứng tiêu biểu để hoàn thiện bằng bên dưới:

Đặc điểm nổi bật của thể loại

Bằng chứng

 

 

Trả lời:

- Thể loại: tản văn.

Đặc điểm nổi bật của thể loại

Bằng chứng

- Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm của tác giả.

- Thể hiện cái “tôi”

- Chất trữ tình.

- Tác giả bộc lộ tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây trước mùa phơi sân trước.

- Sử dụng ngôi thứ nhất.

- Chất trữ tình nhẹ nhàng, thể hiện cảm xúc của tác giả, tạo cho bài văn mạch chất trữ tình nên thơ.

 

Bài tập 2 trang 53 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chủ đề của văn bản Mùa phơi sân trước là gì? Cho biết suy nghĩ, cảm xúc của em khi đọc văn bản trên.

Chủ đề:................................................................................................................

Suy nghĩ, cảm xúc của em:...................................................................................

Trả lời:

- Chủ đề: về kỉ niệm quê hương, về thiên nhiên cảnh vật.

- Suy nghĩ, cảm xúc của em: Sau khi đọc xong văn bản Mùa phơi sân trước, nhờ những miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước đã giúp em có những hình dung về tình cảm của tác giả dành cho quê hương mình. Qua đó, ta thấy được tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.

Văn bản tự chọn trang 53

Bài tập 1 trang 53 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại tên 3 tản văn học hoặc tùy bút mà em biết (có thể tìm trên internet hoặc tủ sách nhà trường):

Trả lời:

Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương), Trưa tha hương (Trần Cư).

Bài tập 2 trang 53 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hãy chọn đọc 1 tản văn hoặc tùy bút mà em vừa liệt kê ở bài tập 1 và chỉ rõ đặc điểm thể loại được thể hiện qua văn bản.

Lựa chọn và viết những bằng chứng tiêu biểu, tương ứng với đặc điểm thể loại vào bảng bên dưới:

Đặc điểm

Bằng chứng

 

 

Trả lời:

Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)

Đặc điểm

Bằng chứng

- Ngôi kể thứ nhất.

- Thể văn xuôi sử dụng tự sự, trữ tình, bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả.

 

 

- Phương thức biểu đạt trong văn bản.

 

- Xưng “tôi”.

- Viết về hoàn cảnh của dì Bảy khi có chồng tham gia chiến tranh và bỏ mạng ở nơi chiến trường bom đạn ấy.

- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”

- Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với biểu cảm.

 

Bài tập 3 trang 54 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Cảm xúc của em khi đọc các văn bản ở bài tập 1 là gì? Vì sao em có những cảm xúc đó?

Trả lời:

Sau khi đọc các văn bản tùy bút và tản văn, em thấy mình như được hòa vào cùng cảm xúc, suy nghĩ của tác giả khi nói về một sự việc, con người. Qua đó, giúp em có được những cảm xúc, suy tư, và đọc hiểu, khám phá những giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ và nội dung nhận thức của tác phẩm một cách sâu sắc hơn.

Thực hành Tiếng Việt trang 54

Bài tập 1 trang 54 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Điền vào chỗ trống.

Tính mạch lạc trong văn bản được thể hiện:...........................................................

Sự khác biệt ngôn ngữ của các vùng miền được thể hiện trên các phương tiện:.......

............................................................................................................................

Tác dụng của sự khác biệt ngôn ngữ của các vùng miền:........................................

Trả lời:

- Tính mạch lạc trong văn bản được thể hiện: các phần, các đoạn, các câu đều cùng nói về một chủ đề, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lí, ý nghĩa.

- Sự khác biệt ngôn ngữ của các vùng miền được thể hiện trên các phương tiện: ngữ âm, mặt từ vựng. Chẳng hạn, cùng là một vật dụng dùng để ăn cơm nhưng miền Bắc gọi là “bát”, miền Nam gọi là “chén”, miền Trung gọi là “đọi”

- Tác dụng của sự khác biệt ngôn ngữ của các vùng miền: góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú hơn.

Bài tập 2 trang 55 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ rõ tính mạch lạc của đoạn văn sau:

Người quê tôi sống lâu. Thường cứ phải ngoài tám mươi, thậm chí chín mươi. Người sống lâu, một phần nhờ vào môi trường sinh thái của rừng cây dẻ. Nhìn vẻ ngoài thì cây khô khốc. Vỏ nứt toác. Nhưng thịt cây vàng tươi, săn chắc. Chặt xuống một năm ròng, mà lá vẫn mọc. Ai nói qua tai, đấy là sự tương quan môi sinh tới con người.

(Y Phương – Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát)

Trả lời:

Tính mạch lạc trong đoạn văn được thể hiện: chúng có sự liên kết vì đều tập trung thể hiện nội dung, ý nghĩa về người Trùng Khánh, mượn hình ảnh cây dẻ để nói về con người nơi đây.

Bài tập 3 trang 55 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Gạch chân các từ địa phương theo vùng miền và nêu tác dụng của những từ ngữ đó.

Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sâu chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,…Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

(Nguyễn Ngọc Tư – Mùa phơi sân trước)

Trả lời:

- Các từ ngữ địa phương:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Thực hành Tiếng Việt trang 54 Tập 1 | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

- Tác dụng: tái hiện lại đời sống của con người, được khắc họa một cách chân thực nhất và ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như văn hóa của họ.

Bài tập 4 trang 55 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại 5 từ đặc trưng của địa phương em vào bảng bên dưới:

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

 

 

Trả lời:

(Nghệ An)

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

- mô

- răng

- chi

- cẳng

- gấy

- đâu

- sao

- gì

- chân

- vợ

 

Bài tập 5 trang 56 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) theo chủ đề “Vẻ đẹp quê em”.

(Chú ý tính mạch lạc và sử dụng một số từ ngữ địa phương phù hợp.)

Trả lời:

Quê em là một làng nhỏ ven sông nhỏ, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em. Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập trong hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới. Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Bên cạnh là dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao. Cảnh vật quê em rạo rực sức sống và lòng người cũng náo nức, xao xuyến lúc xuân sang đến lạ thường. Đó cũng là một trong những lí do mà nhiều người từ nơi khác đến thường hay du ngoạn đến đây chỉ để tận hưởng cái không khí ấy..

Đánh giá

0

0 đánh giá