Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai

1.3 K

Với giải Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2:(Câu 4, SGK) Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

Trả lời:

- Văn bản nghị luận được học ở Bài 8 gồm hai bài nghị luận xã hội: Bản sắc là hành trang (Nguyễn Sĩ Dũng) và Đừng gây tổn thương (Ca-ren Ca-xây); hai bài nghị luận văn học gồm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) và “Phép mầu” kì diệu của văn học (Nguyễn Duy Bình) trong phần Tự đánh giá.

Có thể thấy bài nghị luận xã hội thứ nhất (Bản sắc là hành trang - Nguyễn Sĩ Dũng) tập trung vào chủ đề vai trò và ý nghĩa của bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập - một vấn đề rất lớn lao và có ý nghĩa toàn cầu. Vấn đề thứ hai lại liên quan đến cá nhân mỗi người: đó là trong cuộc sống đừng gây tổn thương cho bất kì ai (Đừng gây tổn thương - Ca-ren Ca-xây). Các bài nghị luận văn học hướng đến hai yêu cầu lớn: a) Phân tích giá trị của văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10 và b) Bàn luận về vai trò, ý nghĩa, tác dụng,... của văn chương.

- Các văn bản nghị luận xã hội nhằm gắn kết HS với các vấn đề nóng bỏng của xã hội, dân tộc và quốc tế; gắn trang sách vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào trang sách; và để giáo dục tư tưởng, phát triển phẩm chất. Các bài nghị luận văn học nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn: “Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc”; cũng tức là các em cần biết mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và người đọc qua văn bản “Pháp mầu” kì diệu của văn học.

Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến chính là để phục vụ yêu cầu tích hợp dọc giữa các bài trong sách Ngữ văn 10 (bộ Cánh Diều) liên quan đến bài đọc hiểu Thu điếu đã học. Vì thế, học bài này nhằm tới hai mục đích: rèn luyện cách đọc một văn bản nghị luận văn học và kết hợp ôn lại những tác phẩm đã đọc hiểu ở các bài trước.

Đánh giá

0

0 đánh giá