Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Nam châm sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Nam châm. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm
Câu 1: Trong phòng khám, người ta sử dụng dụng cụ nào dưới đây để lấy những vụn sắt ra khỏi mắt bệnh nhân?
A. Thanh nam châm.
B. Thanh sắt.
C. Thanh nhôm.
D. Kéo.
Đáp án đúng là: A
Vì nam châm hút được sắt nên trong phòng khám, người ta sử dụng nam châm để lấy những vụn sắt ra khỏi mắt bệnh nhân.
Câu 2: Khi kim nam châm đặt tại một vị trí trong từ trường thì kim nam châm
A. luôn chỉ một hướng xác định.
B. luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
C. luôn quay liên tục.
D. luôn chỉ theo hướng Đông – Tây.
Đáp án đúng là: B
Khi kim nam châm đặt tại một vị trí trong từ trường thì kim nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
Câu 3: Một thanh nam châm bị tróc màu sơn đánh dấu hai cực, có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để xác định tên hai cực của nam châm?
A. Một nam châm đã đánh dấu hai cực.
B. Một thanh sắt.
C. Một thanh nhôm.
D. Một thanh đồng.
Đáp án đúng là: A
Để xác định hai cực của nam châm bị tróc sơn người ta sử dụng một nam châm đã biết hai cực để xác định.
Câu 4: Có một số thanh kim loại làm bằng đồng và một số thanh làm bằng sắt mạ đồng. Chúng ta có thể sử dụng cách nào dưới đây để phân loại chúng?
A. Đưa nam châm lại gần các thanh kim loại, nam châm sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng.
B. Treo các thanh kim loại lên sợi dây mảnh, thanh bằng sắt mạ đồng khi cân bằng sẽ chỉ hướng Bắc Nam, thanh bằng đồng sẽ chỉ hướng bất kì.
C. Cọ xát các thanh vào mảnh vải khô, thanh bằng sắt mạ đồng sau khi cọ xát sẽ hút được các vụn giấy.
D. Đưa miếng nhựa đưa lại gần các thanh kim loại, miếng nhựa sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng.
Đáp án đúng là: A
Đưa nam châm đưa lại gần các thanh kim loại, nam châm sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng nhờ vậy có thể phân biệt được thanh kim loại làm bằng đồng và một số thanh làm bằng sắt mạ đồng
Câu 5: Có hai thanh kim loại luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Hai thanh kim loại đều là sắt.
B. Hai thanh kim loại đều là nam châm.
C. Một thanh là sắt và một thanh là nam châm.
D. Hai thanh kim loại đều là đồng.
Đáp án đúng là: C
Vì hai thanh kim loại này luôn hút nhau nên một thanh phải là nam châm và một thanh phải là sắt.
Câu 6: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Đáp án đúng là: C
Một nam châm vĩnh cửu hút được các vật bằng sắt.
Câu 7: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.
Đáp án đúng là: C
Khi hai nam châm để hai cực khác tên gần nhau thì chúng hút nhau.
Câu 8: Trong những vật liệu sau đây, nam châm không hút vật liệu nào?
A. Nhôm.
B. Niken.
C. Coban.
D. Gađolini.
Đáp án đúng là: A
Nam châm hút: sắt, thép, niken, coban, gađolini,…
Nam châm không hút: đồng, nhôm,…
Câu 9: Mỗi thanh nam châm vĩnh cửu thường có mấy cực?
A. Một cực.
B. Hai cực.
C. Ba cực.
D. Bốn cực.
Đáp án đúng là: B
Mỗi nam châm vĩnh cửu có hai cực là: cực bắc và cực nam.
Câu 10: Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh.
B. Từ cực Bắc.
C. Cả hai từ cực.
D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
Đáp án đúng là: C
Trên thanh nam châm hai cực nam châm hút sắt mạnh nhất.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 18: Nam châm
1. Nam châm
- Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép, … Nếu bảo quản và sử dụng nam châm không đúng cách thì nam châm có thể mất từ tính.
- Nam châm vĩnh cửu là nam châm có từ tính tồn tại lâu dài.
- Ngày nay, người ta thường chế tạo nam châm từ các vật liệu là sắt, ferrite, thép, đất hiếm, … Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào công dụng của chúng. Thông thường trên các nam châm có kí hiệu N, S và có hai màu khác nhau.
2. Tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau
Vật liệu có tương tác với nam châm được gọi là vật liệu có tính chất từ (vật liệu từ) và những vật liệu không tương tác với nam châm là vật liệu không có tính chất từ.
Người ta còn chế tạo các vật liệu có từ tính mạnh như nam châm neodymium, ferrite, alnico, … thường được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật như động cơ điện, máy phát điện, thiết bị điện tử, …
3. Sự định hướng của thanh nam châm
- Khi để nam châm tự do, thanh nam châm luôn định hướng Bắc – Nam. Đầu luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).
- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Từ trường
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện
Trắc nghiệm KTPL 7 Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật