Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Nam châm

7.2 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Nam châm sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 18: Nam châm

1. Nam châm

Câu hỏi thảo luận 1 trang 90 KHTN lớp 7: Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc

Phương pháp giải:

+ Lực tiếp xúc là lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng lực

+ Lực không tiếp xúc là lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng lực.

Trả lời:

Lực tương tác của nam châm là lực không tiếp xúc.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 90 KHTN lớp 7: Hãy kể ra một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tiễn

Trả lời:

Một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu: Loa, cảm biến, thiết bị lò vi sóng, thiết bị điều khiển tự động,...

Luyện tập trang 90 KHTN lớp 7: Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh. Hãy đề xuất một cách đơn giản giúp xác định được bộ phận nào trong loa có từ tính.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép,...

Trả lời:

Cách đơn giản để xác định được bộ phận nào có trong loa có từ tính là đưa một miếng sắt hoặc thép vào các bộ phận có trong loa, bộ phận nào hút thanh sắt hoặc thanh thép thì bộ phận đó có từ tính.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 91 KHTN lớp 7: Hãy gọi tên các nam châm trong Hình 18.2 dựa theo hình dạng của chúng.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ

Trả lời:

a) Nam châm thẳng

b) Nam châm hình chữ U

c) Nam châm la bàn

d) Nam châm tròn

2. Tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau

Câu hỏi thảo luận 4 trang 91 KHTN lớp 7: Từ kết quả Bảng 18.1, em hãy chỉ ra những vật liệu có tương tác với nam châm. Có phải các vật làm từ kim loại đều tương tác với nam châm.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Thực hiện thí nghiệm và đưa ra nhận xét

Trả lời:

Vật liệu tương tác với nam châm là: kẹp giấy.

=> Không phải vật liệu nào làm từ kim loại cũng tương tác với nam châm, ví dụ như đồng cũng là kim loại nhưng không tương tác với nam châm

Vận dụng trang 92 KHTN lớp 7: Mô tả cấu tạo và các vận hành của máy tách sắt được thể hiện ở hình bên.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ

Trả lời:

Máy tách quặng sắt gồm 2 bộ phận chính: băng chuyền, trục nam châm

Cách vận hành:

+ Cho quặng hỗn hợp vào băng chuyền của máy

+ Khi hỗn hợp vào băng chuyền thì băng chuyền sẽ đưa hỗn hợp đến trục nam châm, sắt là vật liệu có từ tính nên sẽ bị trục nam châm hút vào. Khi đi qua trục nam châm thì trục nam châm sẽ tự động chia quặng sắt và tạp chất tách ra khỏi nhau.

3. Sự định hướng của thanh nam châm

Câu hỏi thảo luận 5 trang 92 KHTN lớp 7:

a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng nào? Các thanh nam châm ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm có nằm cùng một hướng không?

b) Người ta quy ước dấu nam châm chỉ hướng Bắc là cực bắc, chỉ hướng Nam là cực Nam. Em hãy xác định các cực của nam châm có trong phòng thí nghiệm.

c) Từ kết quả thí nghiệm Hình 18.3, em hãy nêu cách xác định cực của nam châm trong Hình 18.2d.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Thực hiện thí nghiệm

Trả lời:

a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ luôn nằm theo hướng Bắc Nam, chữ N hướng về cực Bắc, chữ S hướng về cực Nam.

Các nam châm ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm cũng có cùng một hướng Bắc Nam.

b) Các em tự xác định các cực của nam châm trong phòng thí nghiệm

c) Từ kết quả thí nghiệm Hình 18.3, ta đã biết được cực Bắc và cực Nam  trong phòng thí nghiệm

=> Cách xác định cực của nam châm có dạng hình tròn:

Buộc nam châm có dạng hình tròn vào một sợi dây được treo trên giá tự do, khi đứng yên, đầu nào của nam châm chỉ về hướng Bắc thì đầu đó là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 93 KHTN lớp 7: Từ các kết quả của thí nghiệm, hãy rút ra kết luân về sự tương tác giữa các cực của nam châm.

Phương pháp giải:

Thực hiện thí nghiệm và rút ra kết luận

Trả lời:

Từ kết quả thí nghiệm, ta có kết luận về sự tương tác giữa các cực của nam châm như sau: Khi đưa từ cực của nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 93 KHTN lớp 7: Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên các cực của nam châm khác không

Phương pháp giải:

Sử dụng kết luận rút ra từ câu hỏi thảo luận 6.

Trả lời:

Nếu ta biết tên một cực của nam châm, ta có thể xác định được tên của các nam châm khác.

Đưa nam châm đã biết tên cực lại gần nam châm khác, nếu hai nam châm hút nhau thì đầu hút của nam châm kia khác tên với nam châm này, nếu hai châm đẩy nhau thì hai đầu nam châm đó cùng tên.

Vận dụng trang 93 KHTN lớp 7: Hai thanh kim loại giống nhau, chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau. Có thể kết luận gì về hai thanh kim loại này?

Trả lời:

Hai thanh kim loại này đều bị nhiễm điện nên mới có thể hút nhau. Không nhất thiết là hai thanh kim loại này là nam châm vì cũng không đẩy nhau.

Bài tập (trang 93)

Bài 1 trang 93 KHTN lớp 7: Có thể chiếc kim khâu bị rơi trên thảm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Em hãy nêu một cách để có thể nhanh chóng tìm ra chiếc kim.

Trả lời:

Lấy một thanh nam châm đưa lại gần xung quanh miếng thảm, khu vực nào bị nam châm tương tác thì khu vực đó có chiếc kim.

Bài 2 trang 93 KHTN lớp 7: Vì sao người ta lại chế tạo các đầu của vặn đinh ốc (tournevis) có từ tính?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

Trả lời:

Do các con ốc rất nhỏ nên người ta chế tạo đầu của vặn đinh ốc có từ tính để đầu của vặn đinh ốc hút được các con ốc, từ đó con ốc không bị rơi và sử dụng tournevis xoáy ốc vào các bộ phận dễ dàng hơn.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 18: Nam châm

1. Nam châm

- Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép, … Nếu bảo quản và sử dụng nam châm không đúng cách thì nam châm có thể mất từ tính.

- Nam châm vĩnh cửu là nam châm có từ tính tồn tại lâu dài.

- Ngày nay, người ta thường chế tạo nam châm từ các vật liệu là sắt, ferrite, thép, đất hiếm, … Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào công dụng của chúng. Thông thường trên các nam châm có kí hiệu N, S và có hai màu khác nhau.

2. Tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau

Vật liệu có tương tác với nam châm được gọi là vật liệu có tính chất từ (vật liệu từ) và những vật liệu không tương tác với nam châm là vật liệu không có tính chất từ.

Người ta còn chế tạo các vật liệu có từ tính mạnh như nam châm neodymium, ferrite, alnico, … thường được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật như động cơ điện, máy phát điện, thiết bị điện tử, …

3. Sự định hướng của thanh nam châm

- Khi để nam châm tự do, thanh nam châm luôn định hướng Bắc – Nam. Đầu luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Bài 19: Từ trường

Bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

Bài 21: Nam châm điện

Đánh giá

0

0 đánh giá