Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 20: Từ trường Trái Đất. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất
Câu 1: Các dòng bức xạ phát ra từ Mặt Trời (như các êlectron, proton,…) chiếu xuống Trái Đất bị lệch về phía hai địa cực là do
A. chịu tác dụng của từ trường Trái Đất.
B. tác dụng của lực hấp dẫn.
C. chịu tác dụng lực cản của không khí.
D. hướng chiếu sáng của Mặt Trời.
Đáp án đúng là: A
Các dòng bức xạ phát ra từ Mặt Trời (như các êlectron, proton,…) chiếu xuống Trái Đất bị lệch về phía hai địa cực là do chịu tác dụng của từ trường Trái Đất.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến từ trường Trái Đất?
A. Hiện tượng nhật thực.
B. Hiện tượng nguyệt thực.
C. Hiện tượng thủy triều.
D. Hiện tượng cực quang.
Đáp án đúng là: D
Hiện tượng cực quang liên quan đến từ trường Trái Đất vì Mặt Trời phát ra các bức xạ (như các hạt êlectron, proton,…) xuống Trái Đất. Dòng các bức xạ này chịu tác dụng của từ trường Trái Đất lệch về phía hai địa cực. Các bức xạ này tương tác với khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang.
Câu 3: Quan sát hình ảnh la bàn dưới đây và cho biết phát biểu nào là đúng?
A. Hướng cần xác định lệch so với hướng Bắc về phía Đông Bắc.
B. Hướng cần xác định lệch so với hướng Bắc về phía Tây Bắc.
C. Hướng cần xác định lệch so với hướng Nam về phía Đông Nam.
D. Hướng cần xác định lệch so với hướng Nam về phía Tây Nam.
Đáp án đúng là: A
Hướng cần xác định lệch so với hướng Bắc về phía Đông Bắc.
Câu 4: Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?
A. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam.
B. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Nam, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Bắc.
C. Kim la bàn chỉ hướng bất kì.
D. Kim la bàn quay liên tục.
Đáp án đúng là: A
Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam.
Câu 5: Đường sức từ của Trái Đất giống với đường sức từ của
A. một nam châm chữ U.
B. một dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. một nam châm thẳng.
D. một thanh sắt.
Đáp án đúng là: C
Đường sức từ của Trái Đất giống với đường sức từ của một nam châm thẳng đều có dạng là đường cong nối từ cực từ Bắc sang cực từ Nam.
Câu 6: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất.
Đáp án đúng là: D
Có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất.
Câu 7: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều
A. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
B. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.
Đáp án đúng là: A
Vì cực Bắc địa từ thực chất là cực Nam của từ trường, cực Nam địa từ thực chất là cực Bắc của từ trường nên đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
Câu 8: Từ trường Trái Đất mạnh ở
A. hai cực của Trái Đất.
B. đường xích đạo của Trái Đất.
C. cực Bắc của Trái Đất.
D. cực Nam của Trái Đất.
Đáp án đúng là: A
Từ trường Trái Đất mạnh ở hai cực của Trái Đất và yếu hơn ở vùng xích đạo.
Câu 9: La bàn là dụng cụ dùng để
A. xác định phương hướng.
B. xác định nhiệt độ.
C. xác định vận tốc.
D. xác định lực.
Đáp án đúng là: A
La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng.
Câu 10: La bàn gồm các bộ phận là
A. kính bảo vệ, mặt số.
B. kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số.
C. kim nam châm, kính bảo vệ.
D. nút bấm, mặt số, kính bảo vệ.
Đáp án đúng là: B
La bàn gồm các bộ phận là: kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất
1. Từ trường của Trái Đất
Trái Đất có từ trường. Ta có thể thấy một số hiện tượng liên quan đến từ trường Trái Đất như hiện tượng cực quang.
Khi nghiên cứu từ trường Trái Đất, các nhà khoa học đã vẽ được bản đồ mô tả độ mạnh của từ trường Trái Đất theo từng vùng: Từ trường mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo.
2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí
Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. Cực Bắc địa từ nằm trên trục từ, cực Bắc địa lí nằm trên trục quay Trái Đất.
3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí
- Cấu tạo la bàn thông thường gồm: một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định và một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm.
- Xác định hướng địa lí của một đối tượng:
+ Chọn đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí.
+ Đặt la bàn trên mặt phẳng ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.
+ Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Từ trường
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 21: Nam châm điện
Trắc nghiệm KTPL 7 Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 23: Quang hợp ở thực vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh