Với giải Bài tập thực hành 2 trang 53 Chuyên đề Văn 10 Cánh diều chi tiết trong Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Văn 10 Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
Bài tập thực hành 2 (trang 53, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một bài trong tập thơ mà em đã lựa chọn.
Trả lời:
Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non.(1) Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.(2)
(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín. (2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu. |
- Nhan đề: Bánh trôi nước - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Đề tài: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Chủ đề: Mượn chiếc bánh trôi nước để thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. - Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước, đảo thành ngữ “ba chìm bảy nổi”. - Những câu thơ, hình ảnh ấn tượng: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son. |
Xem thêm các bài giải bài tập Chuyên đề Văn 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập thực hành 2 (trang 58, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết mà em đã lựa chọn...