Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Cánh diều

6.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

1. Phương pháp đọc một tập thơ

1.1 Thế nào là một tập thơ?

- Thơ là tiếng nói trực tiếp của tâm hồn con người, bộc lộ những rung động mãnh liệt của cái tôi trữ tình trước cuộc sống qua ngôn ngữ hàm súc, tinh tế, giàu tính biểu tượng và nhạc điệu. Đọc thơ giúp người đọc bước vào thế giới tâm hồn đó để chia sẻ, đồng cảm, thêm yêu và trân trọng cái đẹp, cái thiện.

- Tập thơ gồm nhiều bài thơ, được tổ chức thành một cuốn sách. Tập thơ có thể là tác phẩm của một hoặc nhiều tác giả.

- Tập thơ có thể được người sáng tác công bố, cũng có thể là sản phẩm do người khác biên tập, lựa chọn, sắp xếp, giới thiệu theo cách thức, tiêu chí nhất định như trường hợp 100 bài thơ hay thế kỉ XX. Có tập thơ gồm các tác phẩm ra đời trong những giai đoạn sáng tác khác nhau của tác giả.

Có tập thơ là tuyển tập các bài tiêu biểu nhất cho toàn bộ sự nghiệp thi ca của tác giả. Có tập thơ tập hợp các bài theo thể loại (thơ lục bát, Đường luật, thơ tự do, thơ văn xuôi,...). Có tập thơ tập hợp các bài theo văn tự (Ức Trai thi tập là tập thơ được viết bằng chữ Hán, Quốc âm thi tập là tập thơ được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi). Có tập thơ tập hợp các tác phẩm theo đề tài, chủ đề: thơ viết về Bác Hồ, về người mẹ, người thầy, thơ tình,... Trong mỗi tập thơ, người sáng tác hoặc người biên soạn cũng có thể sắp xếp theo một thứ tự nhất định: theo thời gian, theo chủ đề,...

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

1.2 Cách đọc một tập thơ

- Để đọc một tập thơ, người đọc cần nắm chắc các đặc trưng của thể loại. Cảm xúc, rung động, tình cảm, suy tư, chiêm nghiệm,... chủ quan của cái tôi nhà thơ là phần nội dung chủ yếu nhất, cũng là phần sâu xa nhất, mời gọi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc. Tâm trạng, suy tư,... trong thơ trữ tinh được bộc lộ qua chủ thể trữ tình Ngôn ngữ thơ được tổ chức đặc biệt để biểu đạt trực tiếp thế giới bên trong con người.

- Tiến trình đọc hiểu một tập thơ gồm ba bước: trước khi đọc, trong khi đọc  sau khi đọc. Dù ở bước nào trong chặng hành trình, các em cũng cần biết kết hợp giữa việc tìm hiểu câu chữ, ngôn từ của văn bản thơ với những trải nghiệm của bản thân, “lấy hồn tôi để hiểu hôn người” (Hoài Thanh), biết vận dụng các kĩ thuật, chiến thuật đọc hiếu để thâm nhập vào tập thơ theo đặc trưng thể loại.

a. Trước khi đọc tập thơ

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

- Đọc một tập thơ cần bắt đầu từ những quan sát tổng thể trước khi thực sự đắm mình vào thế giới tình cảm mở ra trong mỗi tác phẩm. Ở giai đoạn trước khi đọc, các em cần:

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

- Với tập thơ có lời nói đầu, lời giới thiệu, các em nên chọn đọc lướt như chỉ dẫn trên đây ở bước trước khi đọc và quay trở lại đọc kĩ những nội dung này khi đã hoàn thành xong bước trong khi đọc để tự mình khám phá tập thơ trước khi tham khảo ý kiến của người khác. Tuy nhiên khi quan sát và đọc lướt, hoặc khi bắt đầu đọc vài bài trong tập thơ, nếu em nhận thấy tập thơ quá mới mẻ, khó hiểu… so với kinh nghiệm đọc của bản thân thì có thể tạm dừng để đọc kĩ phần giới thiệu nhằm thu được những “chỉ dẫn” cần thiết.

- Ví dụ: Tìm hiểu hoạt động trước khi đọc thông qua tập thơ: Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi.

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Bước 1: Đọc lướt và quan sát bìa sách, mục lục, lời giới thiệu… người đọc nhận được các thông tin sau:

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Bước 2: Nhớ lại một số điều đã biết có liên quan đến tập thơ.

+ Đánh thức vốn hiểu biết về Nguyễn Trãi: cuộc đời, sự nghiệp.

+ Chúng ta cũng biết về Nguyễn Trãi khi đọc Gương báu khuyên răn, áng thơ Nôm trong Quốc âm thi tập giản dị, gần gũi mà chan hòa niềm giao cảm mạnh mẽ với thiên nhiên tạo vật…

Bước 3: Dự đoán nội dung và ra quyết định về việc đọc tập thơ.

Kết quả thực hiện ở bước 1  bước 2 cho chúng ta dự đoán: Nhan đề cho biết tập thơ được viết bằng chữ Nôm, bằng tiếng nói của dân tộc, gồm nhiều đề tài, chủ đề…

Bước 4: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và cách thức đọc.

+ Có nhiều mục tiêu nhưng ta tập trung vào tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tập thơ đó.

+ Cách thức thực hiện là đọc và tìm hiểu từng bài, chú ý các yếu tố; đặc điểm thể loại, đề tài và chủ đề… từ đó so sáng, liên hệ giữa các bài để rút ra một số nhận xét bước đầu về nội dung về nghệ thuật của tập thơ.

Bài tập thực hành 1 (trang 53, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập thơ tự chọn theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.

Trả lời:

Đọc tập thơ “Hồ Xuân Hương - Thơ và đời”

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

b. Đọc tập thơ

- Sau khi quan sát và đọc lướt, các em có thể bắt đầu đọc tập thơ theo thứ tự sắp xếp của Mục lục hoặc chọn đọc những bài em thấy ấn tượng ngay từ nhan đề. Dù theo cách nào cũng cần đọc kĩ từng bài trong tập thơ. Cần vận dụng cách đọc một văn bản thơ đã được học trong nhiều bài đọc hiểu vào việc đọc từng bài và ghi chép lại một số thông tin cơ bản như:

- Đề tài, chủ đề và nội dung cảm xúc bao trùm bài thơ.

- Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu.

- Câu, chữ, hình ảnh,... cụ thể gây ấn tượng có trong bài thơ.

Ví dụ, đây là ghi chép kết quả đọc bài thơ đầu tiên trong tập Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi):

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Bài tập thực hành 2 (trang 53, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một bài trong tập thơ mà em đã lựa chọn.

Trả lời:

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.(2)

 

 

(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.

(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu.

- Nhan đề: Bánh trôi nước

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

- Đề tài: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Chủ đề: Mượn chiếc bánh trôi nước để thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.

- Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước, đảo thành ngữ “ba chìm bảy nổi”.

- Những câu thơ, hình ảnh ấn tượng: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

c. Nhận xét, đánh giá sau khi đọc tập thơ

- Muốn nhận xét, đánh giá chung về cả tập thơ, các em cần đọc lướt qua các kết quả đọc, ghi chép từng bài của tập thơ. Từ đó liên hệ, so sánh và tổng hợp khái quát lại một số yêu cầu sau đây:

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Sau khi tổng hợp, hệ thống được những nhận xét, đánh giá chung về tập thơ, các em có thể đọc kĩ lời nói đầu, lời giới thiệu để tìm hiểu hoặc điều chỉnh lại những nội dung mà bản thân thấy chưa phù hợp.

- Ví dụ minh họa phần tổng hợp, nhận xét của người đọc sau khi đọc tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Bài tập thực hành 3 (trang 55, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc một tập thơ đã lựa chọn (theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập thơ.

Trả lời:

Ấn tượng chung: Tập thơ hay; ngôn ngữ thơ Nôm giản dị, bình dân, nôm na, mách qué; thơ hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự.

Đề tài, chủ đề tiêu biểu trong tập thơ: Chế giễu, đả kích xã hội phong kiến với nhiều bất công, đào sâu vào thân phận người phụ nữ đa đoan nhưng cũng đa tình.

Đặc sắc về nghệ thuật: Thơ chữ Nôm độc đáo, tinh thần thơ mới mẻ, riêng có ở “Bà chúa thơ Nôm”.

Đánh giá chung: Tập thơ thể hiện rõ nét độc đáo nhưng cũng rất phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương - một nhà thơ kiệt xuất, một tài năng văn học độc đáo. “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư, những đáy kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa, mà trái lại, đã được hàng vạn, hàng vạn người đồng tình thông cảm”.

Một số câu thơ hay trong tập thơ và ý nghĩa của tập thơ đối với người đọc:

- Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm

Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông

(Thiếu nữ ngủ ngày);

- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

 (Tự tình III);

- Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

(Làm lẽ);

- Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi

(Khóc Tổng Cóc); …

- Tập thơ gợi cho người đọc sự cảm nhận sâu sắc, mới mẻ trên nhiều phương diện về thơ Hồ Xuân Hương cũng như tiểu sử, thân thế, thời đại của bà, vốn từ trước đến nay đã có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên những ý kiến đa dạng, phong phú, nhiều chiều đó càng khiến cho những tác phẩm của bà có thêm nhiều màu sắc, nhiều tầng ý nghĩa, đợi chờ người đọc khám phá và giải mã.

2. Phương pháp đọc một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

2.1 Thế nào là tập truyện ngắn, tiểu thuyết

- Truyện ngắn, tiểu thuyết là những tác phẩm văn học thuộc loại văn bản truyện, có sự kiện, cốt truyện, chi tiết, nhân vật, ngôn ngữ, điểm nhìn, bối cảnh, tình huống truyện,…. Đây là những “điểm tựa” giúp người đọc tiếp nhận các văn bản thuộc loại truyện nói chung.

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Tập truyện ngắn gồm tập hợp hoặc tuyển chọn các văn bản thuộc thể loại truyện ngắn được tổ chức thành một cuốn sách. Tập truyện ngắn có thể được tập hợp, tuyển chọn theo tác giả, theo thời gian, theo đối tượng, theo đề tài, theo sự kiện các cuộc thi, giải thưởng…

- Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn. Dung lượng tiểu thuyết có thể từ vài trăm trang đến hàng nghìn trang, phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Cốt truyện của tiểu thuyết phức tạp nhất trong các thể loại truyện, có thể kết cấu theo kiểu đơn tuyến hoặc đa tuyến, đan xen nhiều quãng thời gian.

+ Tiểu thuyết chương hồi: gồm nhiều hồi, mỗi hồi tập trung viết về một sự kiện chủ yếu, mở đầu bằng một câu văn biền ngẫu dự báo tình tiết chính của hồi.

+ Tiểu thuyết hiệp sĩ: kể chuyện nhân vật chính là hiệp sĩ đi lập chiến công, đem lại vinh quang cho bản thân và vì người đẹp.

+ Tiểu thuyết trinh thám: nhân vật chính là thám tử, cốt truyện tập trung vào điều tra vụ án.

+ Tiểu thuyết lịch sử: lấy các nhân vật, sự kiện lịch sử làm đề tài.

+ Tiểu thuyết tâm lí: đặt trọng tâm ở việc miêu tả diễn biến tâm lí, động cơ, cảnh ngộ của nhân vật.

+ Tiểu thuyết tự truyện: nhà văn tự kể chuyện đời mình một cách khách quan, chân thực.

2.2 Cách đọc một tập truyện ngắn, một tiểu thuyết

- Đọc một tập truyện ngắn hay một tiểu thuyết cũng cần theo tiến trình trước khi đọctrong khi đọc và sau khi đọc, đồng thời cần dựa trên các đặc điểm của thể loại truyện để định hướng hoạt động đọc hiểu.

a. Trước khi đọc tập truyện ngắn, tiểu thuyết.

Cũng giống như đọc tập thơ, người đọc cần quan sát tổng thể tập truyện ngắn hoặc cuốn tiểu thuyết để có những định hướng ban đầu trước khi thực sự đọc vào từng phần cụ thể của toàn bộ cuốn sách.

Bài tập thực hành 1 (trang 57, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.

Trả lời:

Đọc tập “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”

Thông tin trên trang bìa của tập truyện

- Tên tác giả: Nguyễn Công Hoan

- Nhan đề tập truyện: Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

- Màu sắc và trang trí trên bìa sách: nền bìa màu tối, trên có minh họa hình một người phu đang kéo xe.

Thông tin trong Mục lục của tập truyện

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

- Răng con chó của nhà tư sản 

- Oẳn tà rroằn

- Ngựa người và người ngựa

- Thằng ăn cắp

- Báo hiếu: trả nghĩa cha

- Báo hiếu: trả nghĩa mẹ

- Cụ chánh Bá mất giày

- Mất cái ví

- Kép Tư Bền

- Thầy cáu

- Được chuyến khách

- Thế cho nó chừa

- Thằng Quýt (I)

- Thằng Quýt (II)

- Phành phạch

- Tôi cũng không hiểu tại làm sao (I)

- Tôi cũng không hiểu tại làm sao (II)

- Đồng hào có ma

- Thịt người chết

- Tôi tự tử

- Cái nạn ô tô

- Tấm giấy một trăm

- Đi giày

- Con ve

- Chuyện của cô ấy

b. Đọc tập truyện ngắn, tiểu thuyết.

- Với tập truyện ngắn, người đọc có thể lựa chọn thử tự đọc từng truyện trong tập theo sở thích, điều kiện cá nhân, nhưng vẫn phải bảo đảm đọc đầy đủ và kĩ lưỡng tất cả các truyện.

- Còn với tiểu thuyết, người đọc cần đọc theo thứ tự từng chương từ đầu đến cuối văn bản. Cần vận dụng cách đọc một văn bản truyện đã được học trong nhiều bài đọc hiểu vào việc đọc từng truyện hoặc chương tiểu thuyết và ghi chép lại một số thông tin cơ bản như:

+ Đề tài, chủ đề, tư tưởng: Truyện ngắn, chương tiểu thuyết viết về điều gì và qua đó tập trung thể hiện vấn đề nào? Tư tưởng, thái độ của người kể chuyện là gì?

+ Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu: chi tiết, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn, mở đầu và kết thúc,... có gì đặc biệt và tác dụng của các yếu tố hình thức đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?

+ Đánh dấu những chi tiết, hình ảnh, câu chữ, đoạn văn,... trong truyện ngắn hoặc chương tiểu thuyết mà em thấy ấn tượng hoặc thấy băn khoăn, cần lưu ý.

- Ví dụ, đây là ghi chép khi đọc truyện Đứa con đầu lòng trong tập truyện Gió đầu mùa (Thạch Lam):

Đề tài, chủ đề

- Đề tài: Cuộc sống gia đình.

- Chủ đề: Sự nảy nở kì diệu, thiêng liêng của tình phụ tử.

Bối cảnh

Căn phòng hộ sinh và căn nhà của vợ chồng Tân.

Cốt truyện

Những cảm giác của tân khi đón đứa con đầu lòng ra đời (lúc ở phòng họ sinh, khi về nhà, từ chỗ thấy xa lạ, thậm chí khó chịu, đến khi nhận ra “một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy”) Như vậy, cốt chuyện không có sự kiện gì đặc biệt.

Nhân vật

Tân (lần đầu được làm bố), cô đỡ, người vợ, đứa trẻ

Ngôi kể, điểm nhìn

Ngôi kể thứ 3, điểm nhìn có từ lúc nhân vật Tân.

Chi tiết, câu chữ,… ấn tượng

Chi tiết ấn tượng (đánh dấu):

- Tân lại gần, cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ. Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống và nhận thấy những cái bé nhỏ, hèn mọn hằng ngày nó phá hoại cuộc đời.

- Tân rón rén, khe khẽ giở tấm màn tuyn nhìn thấy đứa trẻ nằm gọn gàng trong vải trắng. Chàng cúi mình xuống, yên lặng đợi trên cặp môi nhỏ bé một nụ cười. Và Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy.

….

…..

Bài tập thực hành 2 (trang 58, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết mà em đã lựa chọn.

Trả lời:

Ghi chép khi đọc truyện Đồng hào có ma trong tập Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.

Đề tài, chủ đề

- Đề tài: Sự thối nát của xã hội phong kiến.

- Chủ đề: Sự thối nát, bỉ ổi, táng tận lương tâm, vô trách nhiệm của bọn quan lại trong xã hội phong kiến.

Bối cảnh

Sân công đường, buồng quan.

Cốt truyện

"Con mẹ Nuôi" đi trình việc mất trộm lên quan. Trước khi lên quan, bà ta chạy vạy vay mượn một đồng hai hào. Ở cổng quan, bà ta phải hối lộ cho cậu lính lệ hai hào để nhờ anh này vào bẩm quan. Trước mặt quan, bà ta lúng túng đánh rơi tiền, năm đồng hào rơi xuống đất, vương vãi khắp nơi. Bà ta tìm mãi mới được bốn đồng hào, còn đồng thứ năm tìm mãi không thấy. Người đàn bà tưởng đồng hào có ma, tự dưng biến mất. Không đủ tiền hối lộ quan, bà lủi thủi ra về. Huyện Hinh chờ người đi khuất đưa mắt xuống chân dịch chiếc giày ra một tí, thò tay nhặt đồng hào, thổi những hạt cát còn bám và bỏ tọt vào túi.

Nhân vật

Ông huyện Hinh, “tôi”, con mẹ Nuôi, cậu lính lệ.

Ngôi kể, điểm nhìn

Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.

Chi tiết, câu chữ,… ấn tượng

Chi tiết ấn tượng (đánh dấu):

- "Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này bao nhiều những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả.Thì đấy, các ngài hãy cứ nhìn ông huyện Hình, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng, tôi không nói đùa".

- "Rồi nó lùi lũi bước ra cửa. Rồi nó đi về ... Ông huyện Hình cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đi đã khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống, thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi".

c. Nhận xét, đánh giá sau khi đọc tập truyện ngắn, cuốn tiểu thuyết.

- Để nhận xét, đánh giá chung về cả tập truyện, cuốn tiểu thuyết, các em cần đọc lướt qua các kết quả đọc, ghi chép từng bài của tập truyện ngắn hoặc các chương của tiểu thuyết. Từ đó, liên hệ, so sánh và tổng hợp, khái quát theo một số yêu cầu dưới đây:

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

- Cũng như đọc một tập thơ, các em có thể đọc kĩ lời giới thiệu, lời tựa để tìm hiểu về tập truyện ngắn, tiểu thuyết. Ngoài ra cũng có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô…

- Dưới đây là minh họa phần tổng hợp, nhận xét, đánh giá sau khi đọc tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam.

Soạn bài Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Bài tập thực hành 3 (trang 60, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc một tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã lựa chọn (theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

Trả lời:

Tổng hợp, nhận xét, đánh giá sau khi đọc tập Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.

Ấn tượng chung:

- Nguyễn Công Hoan và các tác phẩm của mình luôn song hành với những người dân Việt Nam thời kì chiến đấu chống thực dân, đế quốc.

- Nhà văn chuyên dùng tiếng cười trào phúng trong các tác phẩm của mình.

Đề tài, chủ đề tiêu biểu:

- Đề tài: Cuộc sống và con người nông thôn.

- Chủ đề: Những người nghèo khổ, khốn cùng ở đáy của xã hội chịu áp bức bởi lớp quan lại phong kiến, cường hào, thực dân, đế quốc…

Đặc sắc nghệ thuật:

- Tính trào phúng đặc sắc.

- Tình huống mâu thuẫn, nhân vật mâu thuẫn.

- “Lời văn khúc chiết, giản dị. Cốt truyện được dẫn dắt một cách có nghệ thuật để hấp dẫn người đọc. Thường kết cục bao giờ cũng đột ngột...”

Đánh giá chung:

- Đến với Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, độc giả tìm thấy được một thời cơ cực của nước ta ngày trước, từng câu chữ trong tác phẩm của ông là những gam màu tối tái hiện lại bức tranh đau buồn trong quá khứ dân tộc vào những năm đói nghèo, khốn khổ.

- Nhưng ở chỗ sâu thẳm trái tim ông là lòng xót xa, thương cảm đối với những người dân nghèo bị cho là thấp cổ bé họng.

Một số truyện ngắn và những câu văn hay trong tập, ý nghĩa của tập truyện đối với người đọc:

- Một số truyện ngắn hay: Ngựa người và người ngựa, Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ, Kép Tư Bền,…

- Một số câu văn hay (đánh dấu vào tập truyện).

- Ý nghĩa của tập truyện: Thông qua các câu chuyện, Nguyễn Công Hoan đả kích không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, chức cao nhưng tài ít, bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản vô lương tâm chỉ biết chạy theo đồng tiền và lối sống tư sản lố lăng, đồi bại… bằng một bút pháp trào lộng, khiến bạn đọc không thể không cười ra nước mắt…

Đánh giá

0

0 đánh giá