(Câu hỏi 3, SGK) Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn)

369

Với giải Câu 3 trang 51 SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Câu 3 trang 51 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

Mẫu:

- Văn bản thông tin (Gợi ý: xem mục Chuẩn bị, Bài 10, trang 76):

+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

+ …

- …

Trả lời:

Thơ:

– Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

– Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết

Truyện ngụ ngôn

- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc tuy nhiên trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn

Kí (tùy bút, tản văn)

- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình

- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn

Văn bản nghị luận

- Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết

- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết

Văn bản thông tin

- Phân biệt người viết văn bản theo trình tự gì

- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới

Đánh giá

0

0 đánh giá