Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

1.3 K

Với giải Câu 5 trang 18 SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Trí tuệ dân gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 7: Trí tuệ dân gian

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

1. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

2. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

3. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa

4. Tháng Ba mưa đám, tháng Tám mưa cơn

5. Mưa tháng Bảy gẫy cành trám

Nắng tháng Tám rám trái bưởi

6. Rét tháng Ba, bà già chết cóng

7. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

8. Mống Đông vồng Tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

(in trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên),

NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan,

NXB Văn học, 2016

a. Theo em, các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì? Căn cứ vào đâu em biết điều đó?

b. Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5 vào bảng sau:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

8

1

2

2

     

3

     

4

     

5

     

c. Xác định các cặp vần trong các câu tục ngữ và điền vào bảng dưới đây:

Câu

Cặp vần

Loại vần

1

nắng – trắng

Vần cách

2

   

3

   

4

   

5

   

6

   

7

   

8

   

Nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên

d. Bốn câu tục ngữ đầu có gì giống và khác nhau (về nội dung, số dòng, số chữ, số vế, vần, …)?

đ. Theo em, các câu tục ngữ trên có thể giúp ích gì cho cuộc sống của con người?

Trả lời:

a. Các câu tục ngữ trên cùng nói về những kinh nghiệm của dân gian về thời tiết.

b. Có thể điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ 1 đến 5 vào bảng như sau:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

8

1

2

2

8

1

2

3

8

1

2

4

8

1

2

5

12

2

2

c. Xác định các cặp vần trong các câu tục ngữ như sau:

Câu

Cặp vần

Loại vần

1

nắng – trắng

Vần cách

2

ráo – sáo

Vần sát

3

gió – đỏ

Vần sát

4

đám - tám

Vần cách

5

bảy – gẫy

Tám - rám

Vần sát

6

ba - bà

Vần sát

7

bò - lo

Vần cách

8

Đông – vồng

Tây - dây

Vần sát

Vần cách

Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ nêu trên: tạo nên sự hài hòa về âm thanh cho các câu tục ngữ.

d. Bốn câu tục ngữ đầu cùng nói đến kinh nghiệm của dân gian về mưa và đều tương tự nhau về số dòng, số chữ, số vế. Tuy nhiên, về cách gieo vần thì có sự khác nhau.

đ. Các câu tục ngữ trên có thể giúp chúng ta dự báo thời tiết bằng cách quan sát các hiện tượng tự nhiên.

Đánh giá

0

0 đánh giá