Thực hiện đề bài sau: Đề bài: Sau khi tổng kết trao thưởng cuộc thi viết “Vì một ngôi trường hạnh phúc”

549

Với giải Câu 3 trang 10 SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Hành trình tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 6: Hành trình tri thức

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Sau khi tổng kết trao thưởng cuộc thi viết “Vì một ngôi trường hạnh phúc”, trường em tổ chức buổi tọa đàm để học sinh trình bày ý kiến về những vấn đề trong nhà trường mà mình quan tâm. Em hãy chuyển bài viết của mình thành bài nói để tham gia buổi tọa đàm.

Trả lời:

Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian nói

- Đề tài ở đây chính là đề tài em đã thực hiện trong bài viết.

- Em sẽ trình bày bài nói trong buổi tọa đàm được trưởng tổ chức, với người nghe là thầy cô, các bạn. Do đó, em cần dự kiến thời gian trình bày cho hợp lí, chuẩn bị cách nói lịch sự, trang trọng, phù hợp với buổi trình bày trước tập thể.

Bước 2: Tìm ý là lập dàn ý

Tìm ý

Từ bài viết đã chuẩn bị, em lựa chọn những ý quan trọng trong bài nói của mình, đặc biệt nhấn mạnh đến những ý liên quan đến chủ đề “Vì một ngôi trường hạnh phúc” của buổi tọa đàm

Lập dàn ý

- Tóm tắt nội dung bài nói thành sơ đồ

- Tìm hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu phù hợp để tăng sự sinh động cho phần trình bày.

- Dự kiến những câu hỏi, ý kiến phản biện của người nghe và có phương án trả lời. Em có thể dựa vào những tư liệu mình tìm được trong phần viết để trả lời.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Luyện tập

Em có thể luyện nói trước gương hoặc luyện nới với các bạn trong nhóm. Khi luyện tập em cần chú ý lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói, dự kiến phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn. Em có thể xem lại SGK để nắm vững cách thức bảo vệ ý kiến của bản thân trước sự phản bác của người nghe.

Trình bày

Khi trình bày em nên chú ý đến việc tương tác với người nghe. Cần nhấn mạnh vào thông điệp của bài nói và liên kết nội dung bài nói với chủ đề buổi tọa đàm.

Bước 4: Trao đổi và đánh giá

Trao đổi với các bạn về bài nói của mình. Khi trao đổi cần có thái độ cầu thị, lắng nghe.

Sau đó, trong vai trò người nói và người nghe, em hãy đánh giá bài nói của bản thân và của các bạn khác dựa vào Bảng kiểm trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống (SGK, bài 6)

* Bài mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn, tôi tên là ……, học sinh lớp …. Đến với buổi tọa đàm trình bày ý kiến về những vấn đề trong nhà trường đáng quan tâm để xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, tôi xin phép được cùng thảo luận với các bạn về vấn đề bạo lực học đường.

Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. Đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị.

Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường.

Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp với các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?

Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân.

Trên đây là phần trình bày ý kiến của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá