Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần đọc

1.7 K

 Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần đọc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc

Văn bản 1. Tự học – Một thú vui bổ ích

Bài tập 1 trang 5 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Lựa chọn các từ ngữ dưới đây để điền vào chỗ trống cho phù hợp:

sắp xếp

bằng chứng

thể hiện

xã hội

bàn

thuyết phục

a. Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống được viết ra để …………… về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với ……………., hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

b. Văn bản nghị luận …………………… rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

c. Văn bản nghị luận trình bày những lí lẽ, bằng chứng để …………… người đọc, người nghe.

d. …………. có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

e. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được ……………… theo trình tự hợp lí.

Trả lời:

a. bàn / xã hội.

b. thể hiện.

c. thuyết phục.

d. bằng chứng.

e. sắp xếp.

Bài tập 2 trang 5 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản Tự học – một thú vui bổ ích và hoàn thành phiếu học tập sau:

Họ và tên:

Lớp:

Tên văn bản: Tự học –

Một thú vui bổ ích

Sự việc, hiện tượng được bàn luận trong văn bản:

Mục đích của văn bản

 

     

Trả lời:

Họ và tên: Nguyễn Thu Hương

Lớp: 6A1

Tên văn bản: Tự học –

Một thú vui bổ ích

Sự việc, hiện tượng được bàn luận trong văn bản:

Lí giải về tự học và ý nghĩa của việc tự học trong quá trình học tập.

Mục đích của văn bản

Văn bản được viết nhằm mục đích cổ vũ tinh thần tự học.

     

 

Bài tập 3 trang 6 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản tự học – một thú vui bổ ích, em hãy xác định các ý kiến, lí lẽ trong văn bản theo sơ đồ sau:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Tự học – Một thú vui bổ ích | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Tự học – Một thú vui bổ ích | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 4 trang 7 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm và xác định vai trò của các bằng chứng được sử dụng trong văn bản Tự học – một thú vui bổ ích.

Đoạn

Liệt kê các bằng chứng

Vai trò của bằng chứng được sử dụng trong đoạn

Ta cũng được tự do, ……… hóm hỉnh hoặc thi vị.

 

 

Hơn nữa, tự học quả là ……… có lí.

 

 

Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, …………. mà không hết buồn.

 

 

Quan trọng hơn cả ………… là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.

 

 

Trả lời:

Đoạn

Liệt kê các bằng chứng

Vai trò của bằng chứng được sử dụng trong đoạn

Ta cũng được tự do, ……… hóm hỉnh hoặc thi vị.

- Bạn thích cái xã hội ở đời Đường bên Trung Quốc …

- Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu…

Lý giải rõ ràng hơn cho luận điểm trước đó: tự học giống như cái thú đi bộ.

Hơn nữa, tự học quả là ……… có lí.

- Theo bác sĩ E. Gờ-ron-nơ-veo, những bệnh nhân biết đọc sách mau khỏe mạnh hơn.

Lý giải rõ ràng hơn cho luận điểm trước đó: tự học là phương thuốc trị bệnh âu sầu.

Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, …………. mà không hết buồn.

- Bất kì ta ở tình thế khắt khe, chua chát nào … ấm áp trong lòng.

- Mon-tin nói: “Sự tiếp xúc …. đọc sách”

- Mông-te-xki-ơ thì nhận: “Tôi chưa lần nào …… hết buồn”

Lý giải cho luận điểm: thấu hiểu người khác

Quan trọng hơn cả ………… là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.

- Một thầy kí, một bác nông dân …… người khác.

- Pát-xơ-tơ, Anh-xơ-tanh, …… của họ.

Lý giải cho luận điểm: tự học là thú vui tao nhã.

 

Bài tập 5 trang 7 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, tự học có vai trò như thế nào đối với học sinh hiện nay? Chúng ta cần làm gì để việc tự học có hiệu quả?

Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, họ sẽ có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tự học của học sinh trung học phổ thông còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông. Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như cao đẳng, đại học, sau đại học,… học sinh sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học tập và nghiên cứu tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.

Văn bản 2. Bàn về đọc sách

Bài tập 1 trang 8 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản Bàn về đọc sách và hoàn thành phiếu học tập sau:

Họ và tên:

Lớp:

Tên văn bản:

Bàn về đọc sách

Sự việc, hiện tượng được bàn luận trong văn bản:

Mục đích của văn bản

 

     

Trả lời:

Họ và tên: Hoàng Thu Hương

Lớp: 6A1

Tên văn bản:

Bàn về đọc sách

Sự việc, hiện tượng được bàn luận trong văn bản:

Bàn về tầm quan trọng, những khó khăn và ý nghĩa trong việc đọc sách.

Mục đích của văn bản

Văn bản trên viết nhằm mục đích nêu ra ý nghĩa của việc đọc sách từ đó cổ vũ tinh thần đọc sách của mọi người.

     

 

Bài tập 2 trang 8 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hoàn thiện sơ đồ tư duy sau để thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được dùng trong văn bản “Bàn về đọc sách”.

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Bàn về đọc sách | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Bàn về đọc sách | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 9 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu nào khẳng định Bàn về đọc sách là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời:

Những dấu hiệu khẳng định Bàn về đọc sách là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống là:

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Bài tập 4 trang 9 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, đọc sách có vai trò như thế nào đối với học sinh hiện nay? Giới thiệu với các bạn một phương pháp đọc sách hiệu quả mà em biết.

Trả lời:

Sách là người thầy dạy cho chúng ta những bài học về phải – trái, đúng – sai, thiện – ác, những bài học đạo đức, giá trị sống, nhân sinh quan, bằng những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện ngụ ngôn hàm súc mà giàu ý nghĩa. Sách còn rèn cho chúng ta những kĩ năng sống, giúp chúng ta thích ứng với cuộc sống. Sách cung cấp tri thức khoa học về tự nhiên, về khoa học xã hội, giúp chúng ta cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và phục vụ lại cho chính cuộc sống của chúng ta. Sách giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn, chất lượng hơn, và hạnh phúc hơn. Với những lợi ích của sách, học sinh cần ứng xử với sách một cách đúng đắn. Ứng xử với sách, tất nhiên chúng ta phải biết yêu quý sách, trân trọng, giữ gìn sách và đọc sách với thái độ cầu thị. Muốn đọc sách một cách đúng đắn và tiếp nhận hết lợi ích của sách, trước tiên, chúng ta cần phải học và đọc kĩ sách giáo khoa trong chương trình học tập. Sách giáo khoa là bộ sách chứa đựng kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất cho sự phát triển của mỗi con người trong các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, lịch sử, nhân văn, đạo đức, kĩ năng sống, giá trị sống, nhân sinh quan,… Kiến thức căn bản ấy là nền tảng để người học phát triển lên cao hơn.

Đọc mở rộng theo thể loại Văn bản. Đừng từ bỏ cố gắng

Bài tập 1 trang 9 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định vấn đề bàn luận và mục đích của văn bản Đừng từ bỏ cố gắng.

Vấn đề bàn luận

 

Mục đích của văn bản

 

Trả lời:

Vấn đề bàn luận

Ý nghĩa của sự cố gắng trong cuộc sống.

Mục đích của văn bản

Cổ vũ động lực, khuyên con người ta đừng từ bỏ và gục ngã trước khó khăn.

 

Bài tập 2 trang 10 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắng vào bảng bên dưới:

Lí lẽ

Bằng chứng

 

 

Trả lời:

Lí lẽ

Bằng chứng

- Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức.

- Kiên trì theo đuổi mục tiêu rất quan trọng.

- Thành công bắt đầu từ thất bại.

- Cuộc sống trở nên thú vị khi có đủ gia vị ngọt bùi, đắng cay, có cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc.

 

- Không con đường nào bằng phẳng.

 

- Cuộc sống thăng trầm. Thất bại là điều khó trành.

- Thomas Edison. Nick Vuijicic… Các tấm gương vượt khó để có thành công.

- Hình ảnh bông hoa hồng.

 

Bài tập 3 trang 10 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu nào khẳng định Đừng từ bỏ cố gắng là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời:

Những dấu hiệu khẳng định Đừng từ bỏ cố gắng là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống là:

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Bài tập 4 trang 10 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về câu văn: Thất bạt là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.

Trả lời:

Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lần gặp khó khăn, vấp ngã. Nhưng chính những khó khăn, thất bại đó lại giúp chúng ta gặt hái được những thành công như câu văn “Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời”. Câu văn trên khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người. Sau mỗi vấp ngã, ta sẽ kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn trước. Những thất bại sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm, thêm bài học cá nhân để có thể làm tốt hơn lần trước. Không chỉ vậy, nó còn giúp ta nhận ra những khuyết điểm, thiếu sót của bản thân mình để hoàn thiện và bù đắp. Nó giống như việc làm một bài kiểm tra. Lần thứ nhất được điểm 5 vì đã làm sai nhiều phần. Ta sẽ học tập chăm chỉ hơn, nghe giảng chăm chú hơn, nghiên cứu kĩ phần mình đã làm sai để lần kiểm tra tiếp theo không sai ở đó nữa. Để làm được như vậy, chúng ta cần có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết không bỏ cuộc. Vì nếu ta buông xuôi sau thất bại thì sẽ chẳng bao giờ có được thành công. Cùng với đó, ta phải biết nhìn nhận lại bản thân và đúc rút kinh nghiệm. Có vậy thất bại mới trở thành viên đá kê chân cho thành công mới.

Văn bản tự chọn trang 11

Bài tập 1 trang 11 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ghi lại tên ba văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em đã từng đọc hoặc biết đến (có thể tìm ở thư viện hoặc Internet).

Trả lời:

Tên tên ba văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em đã từng đọc hoặc biết đến là:

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du)

- Khan hiếm nước ngọt. (Trịnh Văn)

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Thùy Dương)

Bài tập 2 trang 11 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Chọn 1 văn bản ở bài tập 1, sau đó hoàn thiện các nội dung sau:

* Sự việc, hiện tượng được bàn luận trong văn bản:

* Mục đích của văn bản:

* Các lí lẽ - bằng chứng được sử dụng:

Lí lẽ

Bằng chứng

 

 

 

 

Trả lời:

Chọn văn bản: Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Thùy Dương)

* Sự việc, hiện tượng được bàn luận trong văn bản: Nên nuôi động vật trong nhà

* Mục đích của văn bản: Nêu ra những lợi ích để thuyết phục người đọc nên có vật nuôi trong nhà.

* Các lí lẽ - bằng chứng được sử dụng:

Lí lẽ

Bằng chứng

Phát triển ý thức

Khi nuôi thú cưng, trẻ sẽ phát triển ý thức trách nhiệm và chăm sóc cho người khác. Chúng phụ thuộc vào người cho ăn, chăm sóc, huấn luyện.

Bồi dưỡng sự tự tin

Khi thành công trong việc chăm sóc một con thú cưng thì trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn.

Vui chơi và luyện tập

Các hoạt động thể chất thích hợp với cả bé trai và bé gái khi tham gia cùng thú cưng, các giá đình dành nhiều thời gian ngoài trời khi nuôi thú cưng,…

Bình tĩnh

Các con vật nuôi trong nhà có xu hướng mang lại một cảm giác bình yên cho trẻ.

Giảm stress

Cử chỉ âu yếm, vuốt ve những chú chó màng lại cảm giác an toàn; loài mèo giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi cho con người.

Cải thiện kĩ năng đọc

Có rất nhiều trẻ thường cảm thấy thoải mái khi đọc to những câu chuyện cho thú cưng hơn là khi đọc cho người lớn nghe.

Tìm hiểu về hậu quả

Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế như nếu cá không được cho ăn thì sẽ chết, nếu chó không vận động sẽ bị cuồng chân, khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì sẽ có mùi khó chịu…

Học cách cam kết

Trẻ cần chăm sóc, yêu thương thú nuôi của mình và đó là một cam kết hoàn toàn.

Kỉ luật

Trẻ sẽ phải học cách huấn luyện thú cưng và dạy nó cách nghe lời.

 

Bài tập 3 trang 11 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu nào cho biết văn bản ở bài tập 2 là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời:

Những dấu hiệu khẳng định Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống là:

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Thực hành Tiếng Việt trang 12

Bài tập 1 trang 12 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định phép lặp từ ngữ và vai trò của phép lặp từ ngữ trong những trường hợp sau:

a. Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này.

(Nguyễn Hiến Lê – Tự học – Một thú vui bổ ích)

b. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước.

(Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách)

c. Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến về phía trước. Bạn thân mến, hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)

Trả lời:

a.

- Phép lặp: nỗi buồn khổ, lo lắng

- Tác dụng: Nhấn mạnh tác dụng đồng cảm, thấu hiểu của việc đọc sách. Đồng thời làm tăng sức biểu đạt cho câu văn.

b.

- Phép lặp: thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, điểm xuất phát.

- Tác dụng: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách, đồng thời làm tăng sức biểu cảm cho câu văn.

c.

- Phép lặp: thất bại.

- Tác dụng: Khuyên về việc con người cần phải cố gắng sau mỗi khó khăn thất bại để đạt được thành công và phải sống thật ý nghĩa. Đồng thời làm tăng sức biểu đạt cho câu văn.

Bài tập 2 trang 12 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định phép thế và vai trò của phép thế trong những trường hợp sau:

a. Bất kì ta ở một tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta gặp những người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc họ ta ta cảm thấy ấm áp lại trong lòng.

(Nguyễn Hiến Lê – Tự học – Một thú vui bổ ích)

b. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)

Trả lời:

a.

- Phép thế: những người đồng cảnh hay đồng bệnh / họ

- Tác dụng: tránh việc lặp lại cụm từ “những người đồng cảnh hay đồng bệnh”, giúp văn bản trở nên mạch lạc về cả nội dung và hình thức.

b.

- Phép thế: thất bại / đó

- Tác dụng: tránh việc lặp lại cụm từ “thất bại” trong cùng một câu văn, giúp văn bản trở nên mạch lạc về cả nội dung và hình thức.

Bài tập 3 trang 13 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định phép nối và vai trò của phép nối trong những trường hợp sau:

a. Khi đọc sách, bạn có thể nghe nhạc không lời có nhịp độ nhanh để rèn luyện cho não và mắt bạn đọc nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng tai nghe nếu muốn vừa nghe nhạc vừa đọc sách… (A-đam Khu – Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?)

b. Khi bạn đọc phần cuối chương trước, bạn sẽ có một khái niệm chung về nội dung chính của chương. Đồng thời, não của bạn cũng biết được những thông tin cần thiết nào mà bạn cần tìm hiểu trong chương sách.

(A-đam Khu – Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?)

c. Quả thực như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)

d. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta cần nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)

Trả lời:

a.

- Phép nối: Tuy nhiên

- Tác dụng: Tạo sự liên kết giữa hai câu văn bằng quan hệ từ tương phản “Tuy nhiên” giúp đưa ra biện pháp để đọc sách một cách hiệu quả.

b.

- Phép nối: Đồng thời

- Tác dụng: Tạo sự liên kết giữa hai câu văn, đồng thời chỉ ra kiến thức mà não tiếp nhận được sau khi đọc một chương sách

c.

- Phép nối: Quả thực như vậy

- Tác dụng: Nhấn mạnh tầm quan trọng về việc kiên trì nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng.

d.

- Phép nối: Đôi lúc, nhưng

- Tác dụng: Tạo sự liên kết giữa hai câu văn bằng quan hệ từ tương phản giúp khích lệ chúng ta đạt được thành công sau thất bại.

Bài tập 4 trang 14 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) với chủ đề “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ” trong đó có sử dụng phép lặp, phép thế và phép nối. Hãy gạch chân các phép liên kết được sử dụng trong bài viết.

Trả lời:

Nhà doanh nhân thành đạt, nhà tỉ phú Bill Gates có nói: “ước mơ còn vĩ đại hơn tiền bạc”. Dù ước mơ là gì, chắc chắn trong chúng ta cũng phải tâm niệm một điều rằng: “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”. “Ước mơ” chính là những ước mong, mong muốn và mục đích ta luôn muốn đạt được. Ước mơ còn là trí tưởng tượng của ta về những điều ta luôn tâm niệm trong lòng. Đôi khi đó còn là những điều nhỏ nhoi nhất về tình cảm hay có thể là những khát khao cháy bỏng mà ta xác định sẽ thực hiện được. Dù ước mơ có là gì đi chăng nữa thì chắc chắn đó cũng là điều xuất phát từ trái tim ta. Chính vì vậy, khi ta đã biết ước mơ, biết đặt ra cho mình mục tiêu thì khi ấy, con tim của ta đã lên tiếng. Vì lẽ đó, chúng ta rất cần có ước mơ và “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.

Phép thế: ước mơ / đó

Phép lặp: vì lẽ đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá