Với giải Câu 1 trang 7 SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Hành trình tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 6: Hành trình tri thức
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Liên kết có tác dụng làm cho văn bản……………………………………….
b. Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết
- Nội dung cấc câu, các đoạn …………… và …………. Chặt chẽ với nhau.
- Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các …………….. thích hợp.
Trả lời:
Các em lần lượt điền các từ dưới đây vào chỗ trống:
a. Trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức
b.
- thống nhất; gắn bó
- phép liên kết
Tìm hiểu thêm về liên kết trong văn bản:
I. Liên kết trong văn bản là gì?
- Khái niệm: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
II. Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết
- Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề); các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic).
- Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.
III. Một số phép liên kết thường dùng
- Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
Ví dụ: “Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.”
(Tự học - Một thú vui bổ ích, Nguyễn Hiến Lê)
→ Lặp từ “tự học”.
- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Ví dụ: “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.”
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
→ Sử dụng quan hệ từ “Nhưng”.
=> Những phép liên kết trên khi được sử dụng ở những đoạn văn khác nhau sẽ có chức năng liên kết đoạn. Ví dụ: Với phép nối, người ta thường dùng các từ ngữ như “thứ nhất..., thứ hai..., thứ ba....”, “trước hết..., hơn nữa..., quan trọng hơn cả....”. Chẳng hạn:
“Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. [...] Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.”
(Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)
- Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Ví dụ: “Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn.”
(Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)
→ Sử dụng từ “nó” thay cho “sách”.
- Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
Ví dụ: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích ki. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.”
(Đời thừa, Nam Cao)
→ Các từ in đậm thuộc trường liên tưởng quan điểm về kẻ mạnh.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:...
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:..
Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng phép liên kết nào?...
Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn văn sau:...
Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Xác định phép liên kết trong các đoạn văn sau:...
Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:...
Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chỉ ra phần cơ sở và kết luận trong các lí lẽ sau:...
Câu 7 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:...
Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân