Dựa vào gợi ý trong bảng sau, trình bày hiểu biết của em về các phép liên kết

1.3 K

Với giải Câu 2 trang 7 SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Hành trình tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 6: Hành trình tri thức

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Dựa vào gợi ý trong bảng sau, trình bày hiểu biết của em về các phép liên kết:

Phép liên kết

Khái niệm

Ví dụ

Phép lặp từ ngữ

   

Phép thế

   

Phép nối

   

Phép liên tưởng

   

Trả lời:

Phép liên kết

Khái niệm

Ví dụ

Phép lặp từ ngữ

lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước

Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

Phép thế

sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.

Phép nối

sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta.  chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta.

Phép liên tưởng

sử dụng ở câu đứng trước các từ cùng liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa.

(Nguyễn Ðịch Dũng)

→ Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ

Đánh giá

0

0 đánh giá