Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 1: Sự điện ly chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hóa học 11 Bài 1: Sự điện ly
Bài 1.1 trang 3 SBT Hóa học 11: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất ?
A. HCl. B. HF.
C. HI. D. HBr.
Lời giải:
Độ dẫn điện tỉ lệ thuận với khả năng phân li ra ion của chất. Trong 4 chất trên HF có độ dài liên kết ngắn nhất => khả năng phân li ra ion là thấp nhất => Độ dẫn điện kém nhất
=> Chọn B
Bài 1.2 trang 3 SBT Hóa học 11: Dung dịch nào dưới đây dẫn điện tốt nhất ?
A. NaI M. B. NaI M.
C. NaI M. D. NaI M.
Lời giải:
Độ dẫn điện tỉ lệ thuận với nồng độ.
Nồng độ càng cao dung dịch dẫn điện càng tốt.
=> Chọn C
Bài 1.3 trang 3 SBT Hóa học 11: Trong bốn chất sau, chất nào là chất điện li yếu?
A. H2O B. HCl
C. NaOH D. NaCl
Lời giải:
HCl, NaOH, NaCl là chất điện li mạnh
H2O là chất điện li yếu
=> Chọn A
Bài 1.4 trang 3 SBT Hóa học 11: Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.
Phương pháp giải:
Gợi ý: Khả năng dẫn điện giảm do nồng độ ion trong dung dịch giảm
Lời giải:
Vì Ca(OH)2 hấp thụ CO2 trong không khí tạo thành kết tủa CaCO3 và H2O làm giảm nồng độ các ion trong dung dịch :
Ca2+ + 2OH- + CO2 CaCO3 + H2O(*)
(*) Coi Ca(OH)2 phân li hoàn toàn cả hai nấc
Bài 1.5 trang 3 SBT Hóa học 11: Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch :
1. Các chất điện li mạnh : BeF2, HBrO4, K2CrO4.
2. Các chất điện li yếu : HBrO, HCN.
Phương pháp giải:
+) Xét chất điện li đó thuộc loại mạnh hay yếu, nếu mạnh dùng mũi tên , nếu yếu dùng mũi tên
+) Kim loại và hiđro thường mang điện tích dương, phần còn lại mang điện tích âm
+) Tổng số điện tích ở hai vế của phương trình điện li phải bằng nhau.
+) Axit yếu, bazơ yếu thì viết từng nấc.
+) Muối axit thì viết 2 giai đoạn.
Lời giải:
Bài 1.6 trang 3 SBT Hóa học 11: Viết phương trình điện li của axit yếu CH3COOH trong dung dịch. Nếu hoà tan ít tinh thể chất điện li mạnh CH3COONa vào dung dịch axit trên thì nồng độ H+ tăng hay giảm ? Giải thích dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Satơliê.
Phương pháp giải:
Các phương trình điện li:
Sử dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Satơliê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó" để giải thích.
Lời giải:
( 1 )
CH3COONa phân li trong dung dịch như sau :
(2)
Sự phân li của CH3COOH là quá trình thuận nghịch. Đây là cân bằng động. Khi hoà tan CH3COONa vào thì nồng độ CH3COO – tăng lên, làm cho cân bằng (1) chuyển dịch từ phải sang trái, nên nồng độ H+ giảm xuống.
Bài 1.7* trang 4 SBT Hóa học 11: Trong dung dịch 4,3.10-2 M, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 8,6.10-4 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử trong dung dịch này điện li ra ion ?
Phương pháp giải:
+) Viết phương trình điện li :
+) Tính toán theo phương trình điện li
+) Tính phần trăm phân tử trong dung dịch điện li ra ion
Lời giải:
Nồng độ bđ (M) : 4,3.10-2 0 0
Nồng độ cb (M) : (4,3.10-2 -8,6.10-4 ) 8,6.10-4 8,6.10-4
Phần trăm phân tử phân li ra ion :