Vở thực hành KHTN 7 Bài 4 (Kết nối tri thức): Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

3.1 K

Với giải vở thực hành KHTN 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong vở thực hành KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở thực hành KHTN lớp 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 4.1 trang 17 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Gắn 18 thẻ nguyên tố vào bảng mẫu trong hoạt động Sắp xếp các nguyên tố hóa học và nhận xét về đặc điểm của bảng:

1. Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải.

2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột.

Lời giải:

1. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải tăng dần từ 1 đến 8.

2.Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột bằng nhau.

Bài 4.2 trang 17 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột trong bảng tuần hoàn?

Lời giải:

Dựa vào các đặc điểm về điện tích hạt nhân, số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố để sắp xếp chúng vào hàng, cột trong bảng tuần hoàn.

Bài 4.3 trang 17 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1:Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

Lời giải:

Nguyên tố lithium (Li), carbon (C), oxygen (O) đều cùng có 2 lớp electron trong nguyên tử.

Bài 4.4 trang 17 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 4.2 SGK KHTN 7, cho biết số proton, electron trong nguyên tử oxygen

Lời giải:

Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron trong nguyên tử = 8. Vậy nguyên tử oxygen có 8 proton và 8 electron trong nguyên tử.

Bài 4.5 trang 17 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 6, 11.

Ô số 6: ………………………

- Ô số 11: ……………………..

Lời giải:

- Ô số 6: Nguyên tố carbon, kí hiệu hóa học C, số hiệu nguyên tử là 6; khối lượng nguyên tử là 12 amu, số electron là 6.

- Ô số 11: Nguyên tố sodium (natri), kí hiệu hóa học Na, số hiệu nguyên tử là 11; khối lượng nguyên tử là 23 amu, số electron là 11.

Bài 4.6 trang 17 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát các mô hình đã chuẩn bị trong hoạt động Tìm hiểu mối quan hệ giữa số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của chu kì.

1. Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trên.

2. So sánh số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trên với số thứ tự chu kì của các nguyên tố đó.

Lời giải:

1. Nguyên tử các nguyên tố H, He có 1 lớp electron; nguyên tử các nguyên tố Li, Be, C, N có 2 lớp electron.

2. Nguyên tố H, He thuộc chu kì 1. Nguyên tố Li, Be, C, N thuộc chu kì 2.

Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố = số thứ tự chu kì của các nguyên tố đó.

Bài 4.7 trang 18 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 4.3 SGK KHTN 7 và cho biết tên, kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố xung quanh nguyên tố carbon.

Lời giải:

Xung quanh carbon có 3 nguyên tố là boron, nitrogen, silicon.

- Boron (kí hiệu là B) có điện tích hạt nhân +5.

- Nitrogen (kí hiệu là N) có điện tích hạt nhân là +7.

- Silicon (kí hiệu là Si) có điện tích hạt nhân là +14.

Bài 4.8 trang 18 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3. Giải thích.

Lời giải:

Số thứ tự chu kì = số lớp electron nguyên tử nguyên tố.

Các nguyên tố thuộc chu kì 3 ⇒ nguyên tử của nguyên tố có 3 lớp electron.

Bài 4.9 trang 18 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1:Quan sát các mô hình đã chuẩn bị trong hoạt động Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm.

1. Hãy cho biết nguyên tử các nguyên tố nào có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

2. Hãy so sánh số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự nhóm của các nguyên tố đó.

Lời giải:

1. Nguyên tử các nguyên tố Li, Na cùng có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tử các nguyên tố F, Cl cùng có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

2. Các nguyên tố Li, Na thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn.

Các nguyên tố F, Cl thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.

⇒ Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố = số thứ tự nhóm A.

Bài 4.10 trang 18 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết:

1. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố Al và S. Giải thích.

2. Hãy kể tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium.

Lời giải:

1.

Số thứ tự nhóm A = Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố.

- Nguyên tố Al thuộc nhóm IIIA ⇒ nguyên tử Al có 3 electron lớp ngoài cùng.

- Nguyên tố S thuộc nhóm VIA ⇒ nguyên tử S có 6 electron lớp ngoài cùng.

2.

Chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ.

Dựa vào bảng tuần hoàn, ta thấy nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium (Be) là magnesium (Mg).

Bài 4.11 trang 19 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố Al, Ca, Na.

Nguyên tố

Số thứ tự

Chu kì

Nhóm

Al

     

Ca

     

Na

     
 

Lời giải:

Nguyên tố

Số thứ tự

Chu kì

Nhóm

Al

13

3

IIIA

Ca

20

4

IIA

Na

11

3

IA

Bài 4.12 trang 19 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Tính chất nào của nhôm, sắt, đồng đã được dùng trong các ứng dụng ở trong Hình 4.6 SGK KHTN 7?

Nhôm: ………….

Sắt: ……………

Đồng: …………..

Lời giải:

- Nhôm: được dùng làm màng bọc thực phẩm vì nhôm dễ dát mỏng.

- Đồng: được dùng làm lõi dây điện vì đồng dễ uốn, dẫn điện tốt.

- Sắt: được dùng trong các công trình xây dựng vì sắt cứng, chịu lực tốt, bền.

Bài 4.13 trang 19 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1:Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố có tên trong Hình 4.7 SGK KHTN 7

Nguyên tố

Số thứ tự

Chu kì

Nhóm

O

     

S

     

Cl

     

Br

     
 

Lời giải:

Nguyên tố

Số thứ tự

Chu kì

Nhóm

O

8

2

VIA

S

16

3

VIA

Cl

17

3

VIIA

Br

35

4

VIIA

Bài 4.14 trang 19 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của khí hiếm neon

Lời giải:

Dựa vào bảng tuần hoàn, nguyên tố neon (Ne) thuộc ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA.

Bài 4.15 trang 19 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố

A. kim loại và phi kim

B. phi kim và khí hiếm

C. kim loại và khí hiếm

D. kim loại, phi kim và khí hiếm.

Lời giải:

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm.

Bài 4.16 trang 20 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Cho các nguyên tố sau:

a) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim.

- Kim loại: …………………….

- Phi kim: ……………………..

b) Nêu ứng dụng trong đời sống của một nguyên tố trong số các nguyên tố trên.

Lời giải:

a)

Kim loại: Ba, Rb, Cu, Fe.

Phi kim: P, Si.

b) Đồng (Copper - Cu): làm lõi dây dẫn điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc,…

Bài 4.17 trang 20 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Hãy giải thích sơ lược ý nghĩa của sự tuần hoàn tính chất các nguyên tố thể hiện qua chu kì 2, 3

Lời giải:

Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1); cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm.

Ví dụ: Trong chu kì 2, mở đầu chu kì là nguyên tố Li (một kim loại điển hình); cuối chu kì là nguyên tố F (một phi kim điển hình) và kết thúc chu kì là khí hiếm Ne.

Sự biến đổi tính chất này cũng được lặp lại ở chu kì 3.

Nguyên nhân của sự tuần hoàn tính chất này được giải thích bởi sự tuần hoàn số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố chu kì 2, 3.

Bài 4.18 trang 20 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Vì sao các nguyên tố fluorine và chlorine có tính chất khá giống nhau

Lời giải:

Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tố He), do vậy chúng có tính chất gần giống nhau.

Lại có, hai nguyên tố fluorine và chlorine cùng thuộc nhóm VIIA nên có tính chất khá giống nhau.

Xem thêm các bài giải VTH Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Đánh giá

5

1 đánh giá

1