Vở thực hành KHTN 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Nguyên tố hóa học

2.7 K

Với giải vở thực hành KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong vở thực hành KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở thực hành KHTN lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 3.1 trang 14 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Thực hiện hoạt động Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton trong SGK KHTN7 và trả lời câu hỏi:

1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông?........................

2. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?.....................

Lời giải:

1. Em có thể sắp xếp được 6 ô vuông.

2. Các nguyên tử: A, D và E thuộc cùng một nguyên tố hóa học; G và L thuộc cùng một nguyên tố hóa học; M thuộc một nguyên tố hóa học; Q, R và T thuộc cùng một nguyên tố hóa học; X thuộc một nguyên tố hóa học; Y và Z thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Bài 3.2 trang 14 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Lời giải:

Các nguyên tử có cùng số proton đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học ⇒ Các nguyên tử có 1 proton đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.

Bài 3.3 trang 15 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

Lời giải:

Số proton trong hạt nhân nguyên tử = số hiệu nguyên tử.

Vậy số proton trong hạt nhân nguyên tử oxygen = số hiệu nguyên tử oxygen = 8

Bài 3.4 trang 15 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống:

- Đồng: ….

- Sắt: ….

- Nhôm: …

Lời giải:

- Đồng: Từ tiếng Latin Cuprum hoặc Cuprus, tên gọi của đảo Síp, nơi có nhiều quặng chứa đồng được khai thác từ thời cổ xưa.

- Sắt: Tên gọi cổ xưa của sắt là ferrum.

- Nhôm: Từ tiếng Latin alumen, aluminis nghĩa là “sinh ra phèn”.

Bài 3.5 trang 15 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát các đồ vật đã chuẩn bị trong hoạt động Nhận biết nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta.

1. Hãy đọc tên những nguyên tố hóa học mà em biết trong các đồ vật trên.

2. Viết kí hiệu hóa học và nêu một số ứng dụng của những nguyên tố hóa học đó.

Đồ vật

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

Ứng dụng của nguyên tố hóa học

       
       
       
       
       
       
       
       
 

Lời giải:

Đồ vật

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

Ứng dụng của nguyên tố hóa học

Vỏ lon sữa ông thọ

Sắt (Iron)

Fe

Dùng để chế tạo các đồ dùng gia đình; xây dựng công trình …

Cuộn dây đồng

Đồng (Copper)

Cu

Làm lõi dây dẫn điện, que hàn đồng, đúc tượng, nam châm điện từ, các động cơ máy móc, …

Vỏ lon coca

Nhôm (Aluminium)

Al

Làm vỏ máy bay, sản xuất các thiết bị và dụng cụ sinh hoạt như nồi, chảo, các loại cửa, …

Ruột bút chì

Carbon

C

Làm ruột bút chì, carbon được thêm vào quặng sắt để sản xuất gang và thép, dùng làm điện cực, chất bôi trơn, …

Nhẫn bằng bạc

Bạc (Silver)

Ag

Làm đồ trang sức…

Màng bọc thực phẩm

Nhôm (Aluminium)

Al

 

Hộp đựng bút

Sắt (Iron)

Fe

 

Lõi dây điện

Đồng (Copper)

Cu

 

Kéo

Sắt (Iron)

Fe

 

Chìa khóa

Sắt (Iron)

Fe

Bài 3.6 trang 16 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Đọc thông tin trong Bảng 3.1 SGK KHTN 7 và trả lời câu hỏi:

1. Hãy tìm nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm một chữ cái và nguyên tố có kí hiệu gồm hai chữ cái. Kí hiệu nguyên tố nào không liên quan tới tên IUPAC của nó?

- Các nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm 1 chữ cái: ………………….

- Các nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm 2 chữ cái: ………………….

- Các nguyên tố có kí hiệu không liên quan tới tên IUPAC của nó: ……………..

2. Hãy viết tên một số nguyên tố có trong thành phần không khí. ………………..

Lời giải:

1.

- Các nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm 1 chữ cái: Hydrogen (H); Boron (B); Carbon (C); Nitrogen (N); Oxygen (O); Fluorine (F); Phosphorus (P); Sulfur (lưu huỳnh) (S); Potassium (K).

- Các nguyên tố có kí hiệu chỉ gồm 2 chữ cái: Helium (He); Lithium (Li); Beryllium (Be); Neon (Ne); Sodium (Na); Magnesium (Mg); Aluminium (nhôm) (Al); Silicon (Si); Chlorine (Cl); Argon (Ar); Calcium (Ca).

- Các nguyên tố có kí hiệu không liên quan tới tên IUPAC của nó: Sodium (Na); Potassium (K).

2. Một số nguyên tố có trong thành phần không khí là nitrogen, oxygen, carbon, hydrogen,…

Bài 3.7 trang 16 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Hãy cho biết tại sao người ta gọi nguyên tố có số điện tích hạt nhân bằng 4 là hellium

Lời giải:

Đề sai, hellium có số điện tích hạt nhân là 2.

Bài 3.8 trang 16 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Một nguyên tố là kim loại nhẹ, dẻo, sáng bạc được sử dụng nhiều trong cuộc sống (làm xoong nồi, khung cửa, máy bay, …). Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Lời giải:

Nguyên tố là kim loại nhẹ, dẻo, sáng bạc được sử dụng nhiều trong cuộc sống (làm xoong nồi, khung cửa, máy bay, …) là nhôm (aluminium), kí hiệu hóa học Al.

Xem thêm các bài giải VTH Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá