Vở thực hành KHTN 7 Bài 6 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về liên kết hóa học

2.9 K

Với giải vở thực hành KHTN 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong vở thực hành KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở thực hành KHTN lớp 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 6.1 trang 23 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 6.1 SGK KHTN7, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar

Lời giải:

- He có 2 electron lớp ngoài cùng.

- Ne và Ar đều có 8 electron lớp ngoài cùng.

Bài 6.2 trang 23 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 6.2 SGK KHTN7 và so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na, Cl với ion Na+, Cl-.

Lời giải:

Số electron ở lớp ngoài cùng của Na là 1, số electron ở lớp ngoài cùng của ion Na+ là 8.

Số electron ở lớp ngoài cùng của Cl là 7, số electron ở lớp ngoài cùng của ion Cl- là 8.

Bài 6.3 trang 23 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát hình 6.3 SGK KHTN 7 (sơ đồ mô tả sự tạo thành liên kết ion trong phân từ magnesium oxide), cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron.

Lời giải:

Nguyên tử Mg có 2 electron ở lớp ngoài cùng. Khi hình thành liên kết, nguyên tử Mg đã nhường 2 electron này cho nguyên tử O.

Bài 6.4 trang 23 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5 SGK KHTN 7, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị.

H: …………………………………………

- O: ………………………………………….

Lời giải:

- H: Số electron lớp ngoài cùng trước và sau khi hình thành liên kết cộng hóa trị lần lượt là 1 và 2.

- O: Số electron lớp ngoài cùng trước và sau khi hình thành liên kết cộng hóa trị lần lượt là 6 và 8.

Bài 6.5 trang 23 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.

- Cl2: ……………………………………………..

- N2: ……………………………………………..

Lời giải:

Cl2: Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron ở lớp ngoài cùng của nó tạo thành 1 electron dùng chung. Như vậy, mỗi nguyên tử Cl đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, giống khí hiếm Ar.

- N2: Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành 3 cặp electron dùng chung. Mỗi nguyên tử N đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, giống khí hiếm Ne.

Bài 6.6 trang 24 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Quan sát Hình 6.6 SGK KHTN 7 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?

Lời giải:

Khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen có 8 electron giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm gần nhất là neon (Ne).

Bài 6.7 trang 24 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia

CO2: ………………………………………………..

- NH3: ………………………………………………..

Lời giải:

CO2: Nguyên tử C có 4 electron lớp ngoài cùng, mỗi nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng. Trong phân tử CO2, nguyên tử C nằm giữa 2 nguyên tử O, góp 4 electron lớp ngoài cùng của nó với 2 nguyên tử O. Mỗi nguyên tử O, góp 2 electron ở lớp ngoài cùng của nó cho nguyên tử C. Như vậy, có 4 cặp electron dùng chung giữa nguyên tử C với 2 nguyên tử O. Nguyên tử C và các nguyên tử O đều có 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ne.

- NH3: Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Trong phân tử NH3, nguyên tử N nằm ở khoảng giữa các nguyên tử H, góp 3 electron lớp ngoài cùng của nó cho 3 nguyên tử H. Mỗi nguyên tử H góp 1 electron ở lớp ngoài cùng của nó với nguyên tử N. Như vậy, có 3 cặp electron dùng chung giữa nguyên tử N với 3 nguyên tử H. Nguyên tử N có 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ne; nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm He.

Bài 6.8 trang 24 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Em dự đoán xem ion Na+ và nguyên tử Na có khác nhau về khối lượng không? Giải thích.

Lời giải:

Ion Na+ và nguyên tử Na không khác nhau về khối lượng.

Giải thích:

Nguyên tử Na nhường 1 electron để được ion Na+. Khối lượng 1 electron là vô cùng nhỏ, không đáng kể.

Bài 6.9 trang 24 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Sự dùng chung electron liên kết trong phân tử oxygen, hydrogen và phân tử nước có giống nhau không? Hãy giải thích.

Lời giải:

Sự dùng chung electron liên kết trong phân tử oxygen, hydrogen và phân tử nước là không giống nhau.

Cụ thể:

- O2: Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 nguyên tử O bằng 2 cặp electron chung. Cặp electron chung không bị lệch về phía nguyên tử nào.

- H2: Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 nguyên tử H bằng 1 cặp electron chung. Cặp electron chung không bị lệch về phía nguyên tử nào.

- H2O: Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa nguyên tử H và nguyên tử O bằng 1 cặp electron chung. Cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử O.

Xem thêm các bài giải VTH Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Bài 8: Tốc độ chuyển động

Bài 9: Đo tốc độ

Đánh giá

0

0 đánh giá