SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 (Kết nối tri thức): Nguyên tố hóa học

11.9 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 3.1 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đồng (copper) và carbon là các

A. hợp chất.

B. hỗn hợp.

C. nguyên tử thuộc cùng nguyên tố hóa học.

D. nguyên tố hóa học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đồng (copper) và carbon là các nguyên tố hóa học.

Bài 3.2 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hóa học của nguyên tố magnesium?

A. MG.                 

B. Mg.                  

C. mg.                   

D. mG.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Magnesium: Mg.

Bài 3.3 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học?

A. 118.                 

B. 94.                    

C. 20.                    

D. 1 000 000.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đến nay con người đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học.

Bài 3.4 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố

A. phi kim.           

B. đơn chất.          

C. hợp chất.          

D. khí hiếm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Carbon là nguyên tố phi kim.

Bài 3.5 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Hình 3.1 mô tả một nguyên tử oxygen:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Số hiệu nguyên tử (số proton) của nguyên tố oxygen là ..?..

Khối lượng nguyên tử oxygen được mô tả ở hình vẽ là ..?..

b) Một nguyên tử oxygen có 10 neutron. Khối lượng nguyên tử oxygen đó bằng bao nhiêu?

Lời giải:

a) Số hiệu nguyên tử (số proton) của nguyên tố oxygen là 8.

Khối lượng nguyên tử của nguyên tử oxygen được mô tả ở hình vẽ là 16 amu.

b) Một nguyên tử oxygen có 10 neutron. Khối lượng nguyên tử oxygen đó bằng:

10 + 8 = 18 (amu).

Bài 3.6 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7Hình 3.2 mô tả các nguyên tử X, Y, Z và T:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hãy sử dụng Bảng 3.1 trang 21 SGK và cho biết các nguyên tử X, Y, Z, T thuộc các nguyên tố hóa học nào. Các nguyên tử nào có cùng số lớp electron?

Lời giải:

X là hydrogen;

Y là helium;

Z là carbon;

T là neon.

+ Nguyên tử hydrogen và nguyên tử helium có cùng số lớp electron.

+ Nguyên tử carbon và nguyên tử neon có cùng số lớp electron.

Bài 3.7 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết số hiệu nguyên tử của đồng là 29, của bạc là 47, của vàng là 79. Hãy xác định số electron, số proton trong mỗi nguyên tử đồng, bạc, vàng. Em có xác định được số neutron trong hạt nhân các nguyên tử này không?

Lời giải:

Trong nguyên tử, số electron = số proton = số hiệu nguyên tử. Như vậy:

+ Trong nguyên tử đồng, số electron = số proton = 29.

+ Trong nguyên tử bạc, số electron = số proton = 47.

+ Trong nguyên tử vàng, số electron = số proton = 79.

Từ số electron chỉ xác định được số proton trong nguyên tử, không xác định được số neutron.

Bài 3.8 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7Điền những thông tin còn thiếu để hoàn thiện bảng sau đây theo mẫu.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3.9 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7Tất cả các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có đặc điểm gì chung?

Lời giải:

Tất cả các nguyên tử thuộc về một nguyên tố hóa học đều có cùng số hiệu nguyên tử (số proton), do đó có cùng số electron.

Bài 3.10 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy điền các kí hiệu hóa học phù hợp vào ô tương ứng với tên gọi của nguyên tố.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3.11 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mặt Trời chứa khoảng 73% hydrogen và 25% helium, còn lại là các nguyên tố hóa học khác.

a) Phần trăm của các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là bao nhiêu?

b) Một trong các nguyên tố khác có trong Mặt Trời là neon. Hạt nhân nguyên tử neon có 10 proton. Hãy cho biết số electron có trong lớp vỏ của neon. Hãy vẽ mô hình nguyên tử neon.

Lời giải:

a) Phần trăm của các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là:

100% - 73% - 25% = 2%.

b) Vì trong nguyên tử, số electron bằng số proton nên số electron trong lớp vỏ nguyên tử là 10. Mô hình nguyên tử neon:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3.12 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7Em hãy tìm hiểu và cho biết vì sao một số nguyên tố hóa học có kí hiệu không chứa chữ cái đầu tiên trong tên gọi của chúng. Ví dụ: kí hiệu hóa học của nguyên tố sodium (natri) là Na.

Lời giải:

Kí hiệu hóa học là một hoặc hai chữ cái trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái sau viết in thường.

Một số nguyên tố có tên gọi hiện nay theo IUPAC và tên gọi ban đầu không giống nhau, nên kí hiệu hóa học không chứa chữ cái đầu tiên theo kí hiệu IUPAC của chúng. Ví dụ:

Nguyên tố hóa học sodium, trước đây được gọi là natrum, theo tiếng Ả Rập, “natrum” nghĩa là muối tự nhiên, bởi vì nguyên tố này có trong thành phần của muối ăn, do đó nó có kí hiệu hóa học là Na.

Bài 3.13 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho bảng số liệu sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Từ bảng số liệu, hãy cho biết:

a) Hạt nhân nguyên tử Na có bao nhiêu hạt proton?

b) Nguyên tử S có bao nhiêu electron?

c) Hạt nhân nguyên tử Cl có bao nhiêu hạt neutron?

d) Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Lời giải:

a) Hạt nhân nguyên tử Na có 11 proton (do số proton bằng số hiệu nguyên tử);

b) Nguyên tử lưu huỳnh có 16 electron (do trong nguyên tử: số electron = số proton = số hiệu nguyên tử).

c) Hạt nhân nguyên tử Cl có 18 hạt neutron (số hạt neutron = 35 – 17 = 18 hạt).

d) Hai nguyên tử K có khối lượng nguyên tử là 39 và 40, nhưng đều có số hiệu nguyên tử là 19, đều thuộc nguyên tố K (kali hay potassium).

Bài 3.14 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học là Ne (Z = 10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu.

a) Hạt nhân của nguyên tử Ne có khối lượng 22 amu có bao nhiêu hạt proton và neutron?

b) Hãy giải thích vì sao hai loại nguyên tử đó đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học Ne.

Lời giải:

a) Hạt nhân của nguyên tử Ne khối lượng 22 amu có 10 proton và 12 neutron.

Giải thích:

+ Số proton = số hiệu nguyên tử = 10.

+ Số neutron = 22 – 10 = 12.

b) Hai loại nguyên tử đó đều có cùng số proton trong hạt nhân là 10, nên thuộc cùng một nguyên tố hóa học là Ne.

Bài 3.15 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7Cho các nguyên tố hóa học sau: carbon, hydrogen, oxygen, nitơ, phosphorus, chlorine, lưu huỳnh, calcium, kali, sắt, iodine và argon.

a) Kể tên 5 nguyên tố hóa học có trong không khí.

b) Kể tên 4 nguyên tố hóa học có trong nước biển.

c) Kể tên 4 nguyên tố hóa học chiếm thành phần phần trăm khối lượng lớn nhất trong cơ thể người.

Lời giải:

a) 5 nguyên tố hóa học có trong không khí: nitơ (nitrogen); oxygen, carbon, argon, hydrogen.

b) 4 nguyên tố hóa học có trong nước biển: hydrogen; oxygen; natri (sodium); chlorine (ngoài ra có thể kể thêm calcium và magnesium).

c) 4 nguyên tố hóa học chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất cơ thể con người: carbon, oxygen, hydrogen, nitơ (nitrogen).

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nguyên tử

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Lý thuyết KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

I. Nguyên tố hóa học

- Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học.

- Mỗi nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

- Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.

Ví dụ:

+ Một mẩu chỉ nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của chì là 82.

+ Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của vàng là 79

- Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.

Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron).

II. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học

1. Tên gọi của nguyên tố hóa học

- Một số nguyên tố hóa học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron), thủy ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead). Trong khi đó lại có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium, ... Tên gọi của các nguyên tố được đặt theo các cách khác nhau.

Ví dụ:

+ Trong thời kỳ La Mã, đồng chủ yếu được khai thác ở Síp, vì thế tên gọi ban đầu của kim loại này là сyprium (kim loại Síp), sau đó được gọi tắt là сuprum.

+ Sắt bắt nguồn từ tên gọi cổ xưa là ferrum.

+ Nhôm tiếng Latin là “alumen”, “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn.

- Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên thế giới theo IUPAC (Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng).

2. Kí hiệu của nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu hóa học riêng.

- Kí hiệu hóa học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới.

- Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng in hoa và chữ cái sau viết thường.

Ví dụ: Kí hiệu hóa học của nguyên tố hydrogen là H, của nguyên tố oxygen là O, của nguyên tố lithium là Li, của nguyên tố aluminium là Al.

- Một số nguyên tố có kí hiệu hóa học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.

Ví dụ: Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu là Na; nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hóa học là K.

- Tên gọi, kí hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.

Mở rộng: Nguyên tố hóa học có trong cơ thể người

- Bốn nguyên tố: carbon (C); oxygen (O); hydrogen (H) và nitrogen (N) chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người.

- Các nguyên tố phosphorus (P), lưu huỳnh (S), calcium (Ca) và postassium (K), … chiếm xấp xỉ 4%.

- Một số nguyên tố hóa học tồn tại trong cơ thể người với hàm lượng rất nhỏ như Fe nhưng là nguyên tố cần thiết cho con người cũng như hầu hết các loài sinh vật khác. Iodine là nguyên tố vi lượng, hàng ngày con người cần khoảng 0,15 miligam iodine cho hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Đánh giá

0

0 đánh giá