Cho phản ứng C(kim loại) → C(graphite)

1.8 K

Với giải Câu hỏi 5 trang 86 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Câu hỏi 5 trang 86 Hóa học 10: Cho phản ứng:

 (ảnh 4)

a) Ở điều kiện chuẩn, kim cương hay graphite có mức năng lượng thấp hơn?

b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO2(g): C(s) + O2(g)  →  CO2(g), carbon ở dạng kim cương hay graphite?

Phương pháp giải:

a) Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt.

rH  > 0: phản ứng thu nhiệt

rH  < 0: phản ứng tỏa nhiệt

b) Nhiệt tạo thành càng nhỏ( năng lượng thấp) => Chất càng dễ phản ứng

Lời giải:

a. Biến thiên enthalpy của phản ứng rH298o = -1,9 kJ < 0

=> Phản ứng tỏa nhiệt => Graphite có nhiệt tạo thành nhỏ hơn kim cương nên graphite có mức năng lượng thấp thơn.

b. Ở điều kiện chuẩn, graphite có mức năng lượng thấp nên dễ bị phá vỡ cấu trúc

=> Graphite phản ứng được với nhiều chất khác

=> Trong phản ứng trên, carbon ở dạng kim cương.

Lý thuyết Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành

1. Khái niệm nhiệt tạo thành

Nhiệt tạo thành (DfH) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.

Nhiệt tạo thành chuẩn (ΔrH298o) là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.

Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng 0. Ví dụ: ΔfH298o(O2(g))=0 kJ.

Ví dụ 1: Nước lỏng được tạo thành từ khí hydrogen và khí oxygen theo phản ứng:

H2(g) + 12O2(g)  H2O(l)

Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol H2O(l) tạo thành từ 1 mol H2(g) và 12 mol O2(g) giải phóng nhiệt lượng là 285,8 kJ.

Như vậy, nhiệt tạo thành của nước lỏng: ΔfH298o(H2O(l))=285,8 kJ/mol.

Ví dụ 2: Phản ứng 12N2(g) + 12O2(g)  NO(g) có biến thiên enthalpy:  ΔfH298o(H2O(l))=+90,3kJ/mol. Giá trị > 0, tức phản ứng này là phản ứng thu nhiệt.

2. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành

Biến thiên enthalpy của phản ứng được xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm (sp) và tổng nhiệt tạo thành của các chất đầu (cđ).

Ở điều kiện chuẩn: ΔrH298o=ΔfH298o(sp)ΔfH298o(cđ).

Trong tính toán cần lưu ý đến hệ số của các chất trong phương trình hóa học.

Ví dụ 1: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn

SO2(g) + 12O2(g)  SO3(l)

biết nhiệt tạo tạo thành ΔfH298o của SO2(g) là –296,8 kJ/mol, của SO3(l) là – 441,0 kJ/mol.

Hướng dẫn giải:

ΔrH298o=ΔfH298o(SO3(l))[ΔfH298o(SO2)(g))+12ΔfH298o(O2(g))

            = – 441,0 – (–296,8 + 0×12) = –144,2 (kJ).

Ví dụ 2: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn

4FeS2(s) + 11O2(g)  2Fe2O3(s) + 8SO2(g)

biết nhiệt tạo thành ΔfH298o của các chất FeS2(s), Fe2O3(s) và SO2(g) lần lượt là –177,9 kJ/mol, –825,5 kJ/mol và –296,8 kJ/mol.

Hướng dẫn giải:

Tổng nhiệt tạo thành các chất ban đầu là:

ΔfH298o(cđ) = ΔfH298o(FeS2(s))×4+ΔfH298o(O2(g))×11 = (–177,9)×4 + 0×11 = –711,6 (kJ).

Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:

ΔrH298o(sp)=ΔfH298o(Fe2O3(s))×2+ΔfH298o(SO2(g))×8 

                         = (–825,5)×2 + (–296,8)×8 = –4025,4 (kJ).

Vậy, biến thiên enthalpy của phản ứng:

ΔrH298o=ΔfH298o(sp)ΔfH298o(cđ) = –4025,4 – (–711,6) = –3313,8 (kJ).

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 81 Hóa học 10: Phản ứng giữa đường glucose với oxygen tạo ra carbon dioxide, hơi nước và tỏa nhiều nhiệt. Sau khi chơi thể thao, cơ thể mệt mỏi, nếu uống một cốc nước hoa quả, em sẽ cảm thấy khỏe hơn. Có phải đường glucose đã “cháy” và cấp bù năng lượng cho cơ thể?...

Câu hỏi 1 trang 81 Hóa học 10Khi đun nóng ống nghiệm đựng KMnO( thuốc tím), nhiệt của ngọn lửa làm cho KMnO4 bị nhiệt phân, tạo ra hỗn hợp bột màu đen:...

Câu hỏi 2 trang 83 Hóa học 10Cho các phương trình nhiệt hóa học:...

Câu hỏi 3 trang 83 Hóa học 10Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:...

Câu hỏi 4 trang 84 Hóa học 10Phản ứng tôi vôi tỏa ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Hãy nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tối vôi....

Câu hỏi 6 trang 86 Hóa học 10Từ số liệu Bảng 17.1, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:...

Câu hỏi 7 trang 88 Hóa học 10a) Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O2, N2 và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:...

Câu hỏi 8 trang 88 Hóa học 10: Từ số liệu năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết, biết sản phảm phản ứng đều ở thể khí....

Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Ôn tập chương 4 

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học 

Bài 18: Ôn tập chương 5 

Bài 19: Tốc độ phản ứng 

Bài 20: Ôn tập chương 6

Đánh giá

0

0 đánh giá