Em hãy lựa chọn hai nguyên tố bất kì trong bảng tuần hoàn, tìm hiểu và cho biết

2.2 K

Với giải Bài 3.12 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 3.12 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Em hãy lựa chọn hai nguyên tố bất kì trong bảng tuần hoàn, tìm hiểu và cho biết các thông tin cơ bản sau:

a) Tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử; nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm.

b) Hãy nêu ứng dụng của từng nguyên tố đó (ít nhất hai ứng dụng).

c) Lịch sử phát hiện ra hai nguyên tố đó.

Lời giải:

Lựa chọn 2 nguyên tố hydrogen và oxygen.

a)

- Hydrogen, kí hiệu hóa học là H, số hiệu nguyên tử là 1, khối lượng nguyên tử 1 amu, là nguyên tố phi kim.

- Oxygen, kí hiệu hóa học là O, số hiệu nguyên tử là 8, khối lượng nguyên tử là 16 amu, là nguyên tố phi kim.

b)

- Ứng dụng của hydrogen:

+ Làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu động cơ ô tô thay thế cho xăng.

+ Dùng làm chất khử để điều chế kim loại từ những oxide của chúng.

+ Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

+ Là nguyên liệu để sản xuất NH3 (amonia) ; HCl (hydrochloric acid) và nhiều hợp chất hữu cơ.

- Ứng dụng của oxygen:

Oxygen có 2 lĩnh vực ứng dụng quan trọng đó là dùng cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu:

+ Sự hô hấp: Oxygen cần thiết cho sự hô hấp của người và động vật. Không có khí oxygen người và động vật không sống được…

+ Sự đốt nhiên liệu: Oxygen duy trì sự cháy. Các nhiên liệu cháy trong oxygen nguyên chất tạo nhiệt độ cao hơn trong không khí…

c)

Lịch sử phát hiện ra hydrogen: Lịch sử hóa học ghi nhận rằng hydrogen được tìm ra vào năm 1766 và nhà Vật lí kiêm Hóa học người Anh là H. Cavendish được công nhận là người tìm ra nguyên tố này.

Lịch sử phát hiện ra oxygenOxygen được phát hiện bởi dược sĩ người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele năm 1771 nhưng phát hiện này không được công nhận ngay. Phát hiện độc lập khác của Joseph Priestley vào ngày 1 tháng 8 năm 1774 được biết đến nhiều hơn vì ấn phẩm của Joseph Priestley được xuất bản trước. Oxygen được Antoine Laurent Lavoisier đặt tên năm 1774.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3.1 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:...

Bài 3.2 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ghép mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để được phát biểu đúng...

Bài 3.3 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7Điền các thông tin còn thiếu vào các ô trống trong bảng dưới đây:...

Bài 3.4 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7: Những phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây là đúng?...

Bài 3.5 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron...

Bài 3.6 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Hãy chọn ...

Bài 3.7 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Quan sát mô hình cấu tạo của bốn nguyên tử thuộc bốn nguyên tố có kí hiệu...

Bài 3.8 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cho biết:...

Bài 3.9 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +8. Hãy dự đoán...

Bài 3.10 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7Phosphorus là một trong những thành phần hóa học cấu tạo nên tế bào,...

Bài 3.11 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố silicon nằm ở ô thứ 14 trong bảng tuần hoàn. Trong lớp vỏ Trái Đất...

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá