Nguyên tố silicon nằm ở ô thứ 14 trong bảng tuần hoàn. Trong lớp vỏ Trái Đất

1 K

Với giải Bài 3.11 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 3.11 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố silicon nằm ở ô thứ 14 trong bảng tuần hoàn. Trong lớp vỏ Trái Đất, silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxygen, chiếm khoảng 29,5 khối lượng. Trong tự nhiên không có silicon ở trạng thái tự do mà chỉ gặp ở dạng hợp chất như silicon dioxide trong cát hay các muối silicate trong các khoáng vật như cao lanh, thạch anh, đá sa thạch,… Silicon có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử để chế tạo các tế bào quang điện, bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời, … Silicon dioxide và các muối silicate được sử dụng rộng rãi trong các vật liệu xây dựng như: đất sét, bê tông, cát và xi măng. Nguyên tố này đóng vai trò quan trọng để tạo ra nơ – ron và mô cơ thể, cũng như tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B1 và thamine ở người.

a) Hãy cho biết các thông tin về nguyên tố silicon trong bảng tuần hoàn.

b) Đọc thông tin ở trên, cho biết vai trò và ứng dụng cơ bản của nguyên tố silicon trong thực tiễn.

Lời giải:

a) Nguyên tố silicon ở ô số 14, chu kì 3, nhóm IVA.

Si có số hiệu nguyên tử là 14; khối lượng nguyên tử là 28 amu; số proton là 14; điện tích hạt nhân là +14.

b) Vai trò và ứng dụng cơ bản của nguyên tố silicon trong thực tiễn:

Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử để chế tạo các tế bào quang điện, bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời, … Silicon dioxide và các muối silicate được sử dụng rộng rãi trong các vật liệu xây dựng như: đất sét, bê tông, cát và xi măng. Nguyên tố này đóng vai trò quan trọng để tạo ra nơ – ron và mô cơ thể, cũng như tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B1 và thamine ở người.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3.1 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:...

Bài 3.2 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ghép mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để được phát biểu đúng...

Bài 3.3 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7Điền các thông tin còn thiếu vào các ô trống trong bảng dưới đây:...

Bài 3.4 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7: Những phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây là đúng?...

Bài 3.5 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron...

Bài 3.6 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Hãy chọn ...

Bài 3.7 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Quan sát mô hình cấu tạo của bốn nguyên tử thuộc bốn nguyên tố có kí hiệu...

Bài 3.8 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cho biết:...

Bài 3.9 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +8. Hãy dự đoán...

Bài 3.10 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7Phosphorus là một trong những thành phần hóa học cấu tạo nên tế bào,...

Bài 3.12 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7: Em hãy lựa chọn hai nguyên tố bất kì trong bảng tuần hoàn, tìm hiểu và cho biết...

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá